Thứ Năm, 10 tháng 12, 2015

Xuất khẩu lao động từ Trung Đông đến thực tập sinh Nhật Bản

Xuất khẩu lao động từ Trung Đông đến thực tập sinh Nhật Bản Thị trường xuất khẩu lao động ở các nước Trung Đông hay đi thực tập sinh Nhật Bản cần có những biện pháp quản lý chặt và mạnh tay hơn với nguồn lao động này.

1. Những thống kê cụ thể để thực tập sinh biết về tình hình lao động

Mới đây, theo thống kê của Cục Xuất nhập cảnh, Bộ Tư pháp Hàn Quốc, hiện có 26.340 lao động Việt Nam lưu trú bất hợp pháp tại nước này Phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội – Ông Tống Hải Nam cho biết: “Tỷ lệ lao động bỏ trốn cao tại Hàn Quốc phần nhiều do người lao động đi xuất khẩu lao động chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân, song cũng một phần do không ít doanh nghiệp Hàn Quốc thích sử dụng lao động bất hợp pháp do không mất phí tuyển dụng, đào tạo, bảo hiểm”. Tại Hàn Quốc, nhiều người lao động Việt Nam bỏ trốn đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới thị trường xuất khẩu lao động. Hiện nay, Chính phủ Hàn Quốc chỉ ký kết hợp tác lao động với Việt Nam mỗi năm 1 lần thay vì hợp đồng dài hạn như trước đây. Từ năm 2011 đến nay, Việt Nam chưa tổ chức thi thêm một kỳ tiếng Hàn nào và các trường hợp được trở lại Hàn Quốc chỉ ưu tiên cho 2 đối tượng là những người đã đỗ kỳ thi chứng chỉ tiếng Hàn theo Chương trình Cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc (EPS) và những người lao động Việt Nam đã hoàn thành đúng quy định lao động về nước để thi lại. Với những hành vi cá nhân của người lao động mà các công ty như: Công ty Emirates GateWays Security Service (EGSS) của Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE) đã đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn đối với tất cả lao động của Việt Nam

2. Hình thức xử phạt của lao động cư trú bất hợp pháp

Nhằm xử lý tình trạng trên, ngày 7/9/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị quyết số 62/NQ-CP. Theo đó, người lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc tự nguyện về nước trong thời gian từ ngày 1/9 đến 31/12/2015 sẽ không bị phạt tiền. Với thị trường UAE, Việt Nam và UAE đã ký Biên bản thỏa thuận về hợp tác lao động từ năm 2009. Tuy nhiên, theo đại diện một số doanh nghiệp đang xuất khẩu lao động sang nước này, chủ yếu các đơn hàng xuất khẩu lao động cung ứng vào thị trường này được ký kết ở cấp độ doanh nghiệp với một tập đoàn quốc tế. Để giảm nguy cơ những vụ việc phát sinh, doanh nghiệp nên chủ động quản lý, thay vì chờ những động thái hỗ trợ từ phía chính quyền. Và để triển khai được các đơn hàng cung ứng cho thị trường Trung Đông hoặc thị trường xuất khẩu lao động đi thực tập sinh Nhật Bản các doanh nghiệp cần tìm hiểu 4 yếu tố: - Ký kết với chủ sử dụng lao động là những tập đoàn đa quốc gia vì những tiêu chuẩn phúc lợi và lương thưởng, chế độ liên quan tới ăn, ở đi lại của các tập đoàn này đều theo tiêu chuẩn quốc tế - Ngoài thẩm định của Cục Quản lý lao động ngoài nước, đại sứ quán ở nước sở tại, đại diện công ty đưa lao động đi nước ngoài cũng phải thẩm định đơn hàng trước kia của đối tác về mức lương, quản lý, tình hình chi trả lương… - Khi đàm phán hợp đồng phải có những điều khoản quy định chặt chẽ, đưa những vấn đề đã từng phát sinh những năm trước đó vào đàm phán nhằm hạn chế tối đa rủi ro. - Cần duy trì tốt mối quan hệ với chủ sử dụng lao động và có cán bộ người Việt phụ trách lương, hành chính, quản lý lao đông… đi cùng người lao động để có thể giải quyết kịp thời theo hướng hợp tác nếu có phát sinh.

3. Lời kết

Bài viết là sự kết hợp tình hình xuất khẩu lao động đi Trung Đông và thực tập sinh Nhật Bản với những phương hướng giải quyết cho cả các doanh nghiệp cho người lao động đi các thị trường khác như xuất khẩu lao động Hàn Quốc, đi thực tập sinh Nhật Bản có những hướng đi đúng đắn nhất. Và người lao động cũng cần cân nhắc nên chọn lựa thị trường nào là tốt nhất cho mình. Các bạn cần chọn cho mình những quốc gia ổn định về mặt quân sự, an ninh và hòa bình thì cơ hội làm việc và kiếm được lương cao, mức độ học tập và quản lý cũng cao hơn khi chỉ nhắm mắt đi bừa. Theo thống kê hiện nay thì chủ yếu người Việt chọn Nhật Bản để đi làm việc theo diện tu nghiệp sinh vì tính ổn định về mặt luật pháp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét