Thứ Sáu, 26 tháng 2, 2016

Thực tập sinh Nhật Bản: Hagoita món đồ đặc biệt của bé gái Nhật

Thực tập sinh Nhật Bản: Hagoita món đồ đặc biệt của bé gái Nhật Ở Nhật Bản có một món đồ đặc biệt dành cho các bé gái đó là Hagoita –vật may mắn của bé gái Nhật Bản. Vậy Hagoita là gì? Mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

1. Hagoita là gì?

Trẻ em Nhật bản luôn được quan tâm và chăm sóc đặc biệt. Vậy nên ở Nhật Bản có nhiều ngày lễ và những vật đặc trưng dành riêng cho các em nhỏ. Và một trong những món đồ đặc biệt đó là Hagoita. Món đồ này được coi là vật may mắn của bé gái Nhật Bản. Hagoita được người dân xem như vật may mắn của các bé gái. Những chiếc vợt cầu lông bằng gỗ Hagioita được thiết kế giống như hình mái chèo. 
Đi cùng cặp với Hagoita là Hamayumi (Đây là bộ cung tên được làm phép có tác dụng trừ ma quỷ - vật may mắn dành cho các bé trai.) Chính vì Nhật Bản có những nét văn hóa rất riêng nên thu hút nhiều người lao động đi xuất khẩu lao động tại Nhật học tập và làm việc.

2. Vậy Hagoita được người Nhật Bản sử dụng trong dịp lễ nào?

Với quan niệm văn hóa của người Nhật Bản thì một đứa trẻ sinh ra đời, năm đầu tiên trong cuộc đời của trẻ được coi là thời khắc vô cùng quan trọng. Và người Nhật gọi là Hatsu – Shogatsu ( Hatsu có nghĩa là “đầu tiên” còn Shogatsu có nghĩa là “năm mới”). Để đánh dấu năm đầu đời của những đứa trẻ Nhật Bản, người Nhật thường làm buổi lễ kỷ niệm sự kiện trọng đại này. Trong ngày đó, ông bà, bố mẹ và những người thân trong gia đình sẽ thường tặng Hagoita làm quà cho bé gái. Nếu các bạn thực tập sinh Nhật Bản được người Nhật mời tham dự buổi lễ này, các bạn có thể mua Hagoita để tặng các bé khi đến chơi nhà của người Nhật.

3. Bộ đôi Hagoita – Hane

Đi kèm với chiếc vợt gỗ Hagoita thường là quả cầu Hane. Người Nhật làm quả cầu này từ lông chim và hạt quả bồ hòn màu đen, tròn và cứng.

4. Ý nghĩa của Hagoita đuổi muỗi cho trẻ nhỏ

Từ xa xưa trò chơi cầu Hagoita – Hane được rất nhiều người Nhật ưa thích và xem đây như một trò chơi thể thao giải trí. Tuy hiện nay trò này không còn phổ biến nhiều như xưa nhưng để ý kỹ thì các bạn thực tập sinh vẫn được người Nhật duy trì và được trẻ em Nhật yêu thích.

5. Ý nghĩa may mắn của Hagoita

Với Hagoita và Hamayumi đều là những vật may mắn với ý nghĩa xua đi những điều xấu vào dịp năm mới của người Nhật. Trong tiếng Nhật thì quả bồ hòn được gọi là Mukuroji, được viết bằng chữ Hán mang ý nghĩa “đứa trẻ không bị đau ốm”. Nó giống như một loại bùa để giữ gìn sức khỏe cho bé gái. Theo tín ngưỡng của người Nhật thì hình ảnh của quả cầu Hane bay lượn giống chuồn chuồn mà đây lại là loài côn trùng ăn muỗi nên bộ vợt Hagoita – Hane còn được coi như là “bùa” đuổi muỗi cho trẻ em. Hiện nay, Hagoita còn được trang trí theo các mẫu mã rất hiện đại. Thậm chí người ta còn thấy rất nhiều Hagoita có hình các chính trị gia được bày bán. Nếu đến nhà người Nhật, thực tập sinh hãy mua Hagoita để làm quà cho bé gái ở nhà Nếu gia đình hay họ hàng bạn ở Nhật mới sinh một bé gái, nhớ tặng bé một chiếc vợt Hagoita nhé, để bé luôn được khỏe mạnh.

6. Lời kết

Người Nhật rất coi trọng, chăm sóc và quan tâm đến trẻ em. Họ quan tâm nhiều đến giáo dục đạo đức cho học sinh Nhật Bản ngay từ khi còn bé Văn hóa Nhật Bản là một trong những cái mà thu hút khách du lịch đến Nhật nhiều hơn. Và con người Nhật luôn được thế giới đánh giá tốt và khiến nhiều nước nể phục trước ý chí và sự tận tụy của họ Bạn đang có ý định đi làm việc tại Nhật theo diện thực tập sinh Nhật Bản năm 2016? Vinaeximco tự hào là đơn vị đào tạo hàng đầu nguồn nhân lực đi làm việc tại Nhật Bản. Thông tin liên hệ, giải đáp thắc mắc về chương trình đi tu nghiệp sinh: CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ VIỆT NAM – VINAEXIMCO .,JSC – Số 86 – Kim giang kéo dài – Thanh liệt – Thanh trì – Hà nội – Điện thoại: 043 540 1286 | 0912 171 090 – Yahoo: Leductoan1977 | Skype: Leductoan1977 – Email: Ldtoan1977@gmail.com Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết. Chúng tôi sẽ liên tục cập nhật những tin tức xuất khẩu lao động, tin tức văn hóa – sự kiện – phong tục của Nhật để các bạn hiểu hơn về đất nước con người Nhật Bản.

Thứ Năm, 25 tháng 2, 2016

Những siêu thị giá rẻ cho thực tập sinh tại Nhật Bản

Những siêu thị giá rẻ cho thực tập sinh tại Nhật Bản Nhiều bạn mới sang Nhật đều rất lo lắng về vấn đề mua đồ dùng ở Nhật. Sợ mua hàng đắt quá. Dưới đây là 5 siêu thị giá rẻ ở Nhật Bản để các bạn thực tập sinh đi xuất khẩu lao động tại Nhật được biết tới. Hãy đến những chuỗi siêu thị này để mua đồ ăn giá rẻ nhé! Đồ ăn ở đây cũng bán một số loại đồ ăn của Việt Nam tại Tokyo, Nhật Bản. Nếu các bạn muốn tìm kiếm địa chỉ khác, hãy vào các liên hết và tìm kiếm địa chỉ những siêu thị giá rẻ khác tại Nhật Bản nha!

1. Thực tập sinh có thể đến hệ thống siêu thị AEON tại Tokyo

Hệ thống của AEON được coi là hệ thống siêu thị giá rẻ tại Nhật Bản được nhiều người biết đến nhất. Trong siêu thị này có bày bán rất nhiều các loại hàng hóa tại Việt Nam như: Mỳ tôm, phở gói, hoa quả, bia các loại,... Ngoài ra nơi đây còn bán riêng một gian bày bán các loại thực phẩm khô của các nước trong đó có cả Việt Nam. Nếu bỗng dưng các bạn đang đi xuất khẩu lao động ở Nhật mà nhớ các món ăn quê hương thì hãy ghé đây để mua nhé!


Ở trong siêu thị AEON này cũng có bày bán các mặt hàng giá 100 yên, thức ăn nhanh, quần áo. Cứ vào thứ 3 hàng tuần thì các loại thực phẩm ở siêu thị này sẽ giảm hơn một nửa so với ngày thường. Các bạn thực tập sinh lưu ý đó là: Trước 9h tối, những mặt hàng nào được dán chữ đỏ (半額 ) thì sẽ được giảm giá 50% so với lúc bình thường đấy nhé! Và đây chính là kinh nghiệm để các bạn giảm bớt chi phí ăn uống. Và đây là địa chỉ siêu thị AEON ở Tokyo: >> aeonretail.jp

2. Siêu thị được coi là rẻ nhất : Gyomu ( 業務ス^パー)

Gyomu là một trong những siêu thị giá rẻ đáng chú ý tại Nhật Bản. Đến với hệ thống siêu thị này các bạn thực tập sinh Nhật Bản sẽ thấy đồ ở siêu thị này thì cái gì cũng rẻ, bày bán rất nhiều mặt hàng của một số nước Việt Nam, Thái Lan, Hàn Quốc… Mọi người có thể lựa chọn mua những gì phù hợp theo từng quốc gia như: nước mắm, mỳ ăn liền, các món đồ khô của Việt Nam Dưới đây là một số giá cả để các bạn thực tập sinh Nhật Bản tham khảo: – Rau : 158 yên/ bó.(bó nhỏ đủ cho 1 người ăn). – Mỳ ăn liền : 148 yên – 5gói. – Thịt gà : 58 yên/ 1g – Nước mắm : Chai nhỏ 88yên, chai lớn 148 yên. Tại siêu thị này vào ngày 3 hàng tháng sẽ giảm 5% các mặt hàng, đôi khi vào những ngày cuối tháng cũng có giảm từ 20% -30% các loại thực phẩm trong ngày. Và đây là địa chỉ siêu thị Gyomu ở Tokyo: kobebussan.co.jp

3. Hệ thống siêu thị LIFE

Khi các bạn thực tập sinh vào những cửa hàng của hệ thống siêu thị LIFE này thì sẽ nhận thấy các mặt hàng trong siêu thị này khá tươi ngon nhưng đắt đỏ hơn những siêu thị khác. 
Nếu các bạn mua tầm 7h tối trở đi thì một số mặt hàng ở siêu thị này sẽ được giảm giá 50%. Vào thứ 4 hàng tuần thì các mặt hàng trong siêu thị LIFE này cũng giảm giá rất mạnh các mặt hàng. Địa chỉ link tại Tokyo cho các bạn thực tập sinh: lifecorp.jp

4. Hệ thống siêu thị Itoyokado

Có thể các bạn thực tập sinh của Việt Nam sẽ thất vọng vì siêu thị này không bán đồ ăn Việt. Nhưng ở đây lại có bán quần áo. Vào ngày thứ 5 hàng tuần tại siêu thị này các bạn có thể chọn mua quần áo. Bởi nơi đây có khi giảm đến 90%, mùa giảm giá của siêu thị này thường là tháng 9
Địa chỉ ở Tokyo của hệ thống siêu thị Itoyokado: itoyokado.co.jp

5. Siêu thị DonQuijote(ドン.キホーテ)

Siêu thị DonQuijote bày bán các mặt hàng gia dụng là chủ yếu. Các bạn thực tập sinh có thể mua các loại gội đầu giá rẻ, sữa tắm, giấy, bột giặt, ... Trong siêu thị của DonQuijotenày cũng có bán đồ điện tử, dụng cụ vá xe đạp, săm lốp, quần áo,.. Vào ngày Chủ Nhật thì siêu thị sẽ có các chương trình giảm giá đặc biệt. Bên cạnh đó thì tùy vào từng khu vực thì hệ thống siêu thị này có các chương trình giảm giá khác nhau.
Địa chỉ website của siêu thị DonQuijote ở Tokyo: donki.com Nếu bạn muốn mua thiết bị điện tử hay đồ điện tử thì bạn nên đến Akihabara. Nơi đây được coi là một “thành phố điện tử”. Giá của các loại đồ điện tử ở đây rẻ hơn 20 -30 %, ngoài ra còn có cả hệ thống bán ưu tiên miến thuế cho người nước ngoài nữa.

6. Lời kết

Với 5 hệ thống siêu thị ở Tokyo trong bài viết sẽ cho các bạn thông tin tham khảo hữu ích và cần thiết nhất. Đến Nhật đi làm việc hay học hành chúng ta cũng cần học cách tiết kiệm. Vậy sao chúng ta không học cách tiết kiệm ngay từ bây giờ. Hãy ghi nhớ những siêu thị này vào giấy nhé, khi nào có dịp các bạn ghé qua để mua đồ sẽ rẻ hơn các hệ thống siêu thị khác đấy! Vinaeximco sẽ luôn cập nhật những tin tức về Nhật Bản, tin tức xuất khẩu lao động Nhật Bản để gửi đến tất cả các bạn. Cảm ơn các bạn tu nghiệp sinh và bạn đọc đã quan tâm bài viết.

Thứ Tư, 24 tháng 2, 2016

Thực tập sinh Nhật Bản: Học hỏi nghệ thuật làm bánh ngọt Wagaghi

Thực tập sinh Nhật Bản: Học hỏi nghệ thuật làm bánh ngọt Wagaghi Đến với đất nước Nhật Bản thì không thể bỏ qua nghệ thuật làm bánh ngọt Wagashi tại đất nước này

1. Giới thiệu về tên gọi Wagashi

Từ ‘ wagashi ‘bắt nguồn từ từ ‘kashi’, dịch nghĩa là ‘kẹo’ hay các món ngọt, tuy nhiên thủa xưa nói đến ‘kashi’ là nói đến các loại hạt ngũ cốc (nuts), các loại quả dâu (berries) và hoa quả (fruits). Từ ‘ wagashi ‘ bắt đầu được sử dụng từ thời Meiji để phân biệt với các loại bánh ngọt đến từ phương Tây (wa – từ để chỉ Nhật Bản). Wagashi có nguồn gốc từ thời Yayoi (300 năm trước công nguyên), lúc đó wagashi chỉ đơn thuần là các món ngọt làm từ hoa quả và các loại hạt. Khi kĩ thuật xay nghiền các loại lương thực phát triển thì wagashi cũng được ảnh hưởng rất nhiều khi bột làm từ lúa mì, gạo nếp, gạo tẻ, đỗ và các loại lương thực khác được đưa vào dùng làm wagashi. Bánh Wagashi có vị ngọt. Vị ngọt của bánh trước đây phụ thuộc vào vị ngọt tự nhiên của hoa quả và hạt thì việc sản xuất được đường đã làm thay đổi các công thức tạọ vị ngọt cho bánh.
Tại Nhật Bản, nhiều bạn đi xuất khẩu lao động ngành chế biến thực phẩm, làm sushi, làm bánh đem lại mức lương khá ổn định cho người lao động.

2. Sự phát triển thịnh vượng của loại bánh ngọt Wagashi Nhật Bản

Nhật Bản có thời kỳ Edo được coi là thời kỳ phát triển thịnh vượng nhất của nước Nhật. Tới thời kì Edo (1603), Wagashi thực sự phát triển mạnh mẽ cùng với các cuộc thông thương giữa Nhật và nước ngoài. Nếu như trước đây chỉ có những tầng lớp thượng lưu mới được thưởng thức wagashi thì nay wagashi trở nên phổ biến hơn rất nhiều và đi vào tầng lớp trung lưu. Wagashi bắt đầu xuất hiện thường xuyên trong các bữa tiệc trà đạo, các bữa ăn nhẹ buổi chiều, và đặc biệt được sử dụng làm quà tặng sang trọng. Qua nhiều thế kỉ, mặc dù wagashi bị ảnh hưởng bởi các yếu tố văn hoá phương Tây rất nhiều, nhưng vẫn được nhắc đến như một biểu tượng về thẩm mỹ nghệ thuật Nhật Bản. Bánh ngọt Wagashi được chia làm 3 nhóm chính, việc phân loại dựa trên độ ẩm của bánh hoặc phương pháp làm bánh. + Độ ẩm của bánh là một yếu tố rất quan trọng quyết định “hạn sử dụng” của bánh. + Namagashi: là loại bánh tươi, có độ ẩm trên 30% + Han namagash: loại bánh có độ ẩm 10-30 % + Higashi: loại bánh khô có độ ẩm dưới 10 % Nếu phân chia theo phương pháp làm bánh thì ví dụ wagashi có những loại sau: + Mushi mono: bánh hấp + Yaki mono: bánh nướng + Nagashi mono: bánh dạng thạch + Neri mono: bánh nhào nặn bằng tay + Uchi mono: bánh nặn từ khuôn Trên đây chúng tôi đã gửi tới tất cả những loại bánh Wagashi của Nhật Bản. Các bạn đã đi thực tập sinh Nhật Bản sẽ cảm thấy những chiếc bánh này cực kỳ hấp dẫn và đẹp mắt như chính tính cách của con người Nhật vậy

3. Cảm nhận về chiếc bánh Wagashi

Đến Nhật đi thực tập sinh tại Nhật Bản, hãy thử một lần thưởng thức những chiếc bánh Wagashi để thấy hết sự đặc sắc của wagashi, chúng ta phải thưởng thức bằng tất cả năm giác quan: nhìn bằng mắt, ngửi bằng mũi, “nghe bằng tai”, chạm bằng tay, rồi mới đến nếm bằng miệng. Mỗi chiếc bánh wagashi đặc sắc ở thiết kế riêng biệt, việc tạo hình từng chiếc bánh phải làm nổi bật vẻ đẹp tự nhiên của từng mùa tại thời điểm hiện tại. Ví dụ: vào mùa xuân khi hoa anh đào nở rộ, chúng ta sẽ thấy rất nhiều mẫu bánh lấy cảm hứng từ bông hoa, cánh hoa, màu sắc hoa anh đào, thậm chí lá anh đào cũng được sử dụng để làm bánh. Tại sao nói thưởng thức wagashi có thể nghe bằng tai, đó là bởi vì chiếc bánh có thể được đặt tên theo một biểu tượng, một hiện tượng thiên nhiên đẹp của mỗi mùa, hoặc được đặt tên theo ca từ trong thơ, nhạc. Để làm ra những chiếc bánh Wagashi cũng rất cầu kỳ đó là: Nó kỳkhông được quá ngọt hoặc quá nhạt, mà phải là một sự cân bằng, hài hoà. Đậu đỏ (azuki beans) là một trong những nguyên liệu chính của những chiếc bánh wagashi, ngoài ra có bột mì, bột gạo, vừng, khoai môn, đường, bột thạch (kanten). Vì thế wagashi không những ngon mà còn là loại bánh tốt cho sức khoẻ. Nếu các bạn đến Nhật vào lúc này, đừng bỏ lỡ việc khám phá thế giới wagashi tuyệt đẹp nhé.

4. Lời kết

Đến Nhật, học văn hóa Nhật, học cách ứng xử văn hóa, tham quan những địa điểm văn hóa của Nhật,… Nhật Bản đất nước đáng để học tập và phát triển. Thực tập sinh Nhật Bản là con đường đi làm việc đúng đắn hiện nay với nhiều lao động Việt mong muốn có. Văn phòng tư vấn lựa chọn ngành đi thực tập sinh Nhật Bản tại Vinaeximco: CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ VIỆT NAM – VINAEXIMCO .,JSC – Số 86 – Kim giang kéo dài – Thanh liệt – Thanh trì – Hà nội – Điện thoại: 043 540 1286 | 0912 171 090 – Yahoo: Leductoan1977 | Skype: Leductoan1977 – Email: Ldtoan1977@gmail.com Cảm ơn các bạn đã quan tâm bài viết. Chúc các bạn tu nghiệp sinh học tập và làm việc thật tốt khi làm tại Nhật Bản

Thứ Ba, 23 tháng 2, 2016

Cùng thực tập sinh tìm hiểu ngày Tết ở Nhật Bản

Cùng thực tập sinh tìm hiểu ngày Tết ở Nhật Bản Nhật Bản đón Tết như thế nào? Mời các bạn thực tập sinh và bạn đọc cùng xem qua bài viết dưới đây để cảm nhận nhé!

1. Người Nhật đón Tết theo dương lịch

Nhiều bạn đi xuất khẩu lao động Nhật Bản ngạc nhiên vì người Nhật không đón Tết giống như các quốc gia ở Châu Á đón tết theo lịch âm như Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc thì Nhật Bản lại đón năm mới theo tết dương lịch. Theo phong tục Tết của người Nhật được gọi là Oshogatsu và đây là sự kiện để nghênh đón thần Toshigamisama. Oshogatsu sẽ bắt đầu từ ngày mùng 1-3 của tháng đầu tiên trong năm mới. Oshogatsu là tên gọi riêng của tháng giêng nhưng hiện nay được chỉ dùng để chỉ khoảng thời gian từ mùng 1-3 của tháng đầu tiên và người Nhật sẽ bắt đầu chuẩn bị lễ tết từ ngày 8-12 ( ở vùng Kanto là ngày 13 )

2. Cách người Nhật trang trí cho nhà cửa

Vào ngày tết, các bạn thực tập sinh Nhật Bản sẽ thấy người Nhật có phong tục trang trí cây thông ( Kadomatsu ) trước cửa nhà. Người Nhật quan nệm rằng cây thông là nơi đón vị thần linh đem lại sự thịnh vượng, may mắn và trường thọ Toshigamisama vì vậy mà kadomatsu là vật trang trí không thể thiếu được. Trong thời kỳ hội nhập kinh tế hiện nay, nhiều nước trong đó có cả Việt Nam đang có ý định chuyển ngày Lễ Tết âm sang ngày dương để tăng GDP cho đất nước tránh tình trạng lao động chậm chạp sau Tết. Nhiều bạn đi xuất khẩu lao động tại Nhật sẽ thấy người Nhật bỏ Tết âm để hội nhập với quốc tế.

3. Người Nhật làm gì trong đêm giao thừa?

Vào đêm 30 Tết là khoảng thời gian các thành viên trong gia đình Nhật quây quần sum họp bên gia đình. Vào thời khắc thiêng liêng chuyển giao năm cũ và năm mới, trên khắp các ngôi chùa trên đất nước Nhật Bản sẽ đánh 108 tiếng chuông với ý nghĩa xua đuổi 108 con quỷ sứ. Sau thời khắc những tiếng chuông ngân vang tại Nhật, các thành viên trong gia đình sẽ gửi lời chúc mừng năm mới tới tất cả các thành viên trong gia đình và mọi người cùng nhau uống rượu sake và ăn các món truyền thống .

4. Phong tục đầu năm trong những tết của người Nhật?

Văn hóa Nhật Bản cũng giống như văn hóa của Việt Nam là ngày đầu năm, người Nhật thường đi lễ chùa và chúc Tết họ hàng, bạn bè, người thân, … Trước khi đi chúc Tết, người Nhật phải rửa tay và súc miệng sạch sẽ. Người Nhật cũng công đức tiền hương hoa dâng Phật vào hòm công đức đặt trước điện thờ. Họ thường bỏ tiền ra để rút quẻ hoặc mua một mũi tên thần nhằm cầu mong được thần Phật phù hộ độ trì một năm mới bình an và phát đạt. Những cách lễ như thế này các bạn thực tập sinh Nhật Bản đều có thể thấy nó giống với Việt Nam và nhiều nước Châu Á khác. Trẻ em Nhật cũng được nhận tiền mừng tuổi. Tiền mừng tuổi trong tiếng Nhật gọi là Otoshidama.

5. Phong tục trao thiếp chúc mừng năm mới

Một trong những nét đặc sắc trong phong tục tết của người Nhật đó là phong tục gửi thiếp chúc mừng năm mới. Thiếp chúc mừng năm mới được xem như là lời tri ân sâu sắc cũng như thể hiện được những lời chúc trang trọng nhất trong dịp năm mới tới những người quen biết. Bưu thiếp sẽ được chuyển đi vào đúng ngày mùng 1 và đặc biệt đối với những ai có người thân vừa qua đời trong năm thì sẽ không gửi hay nhận bất kì thiếp năm mới nào để họ có thể tĩnh tâm tưởng nhớ và cầu nguyện cho những người đã khuất.

6. Lời kết

Văn hóa Nhật Bản qua ngày Tết đã thể hiện phần nào lối sống sinh hoạt và tín ngưỡng về gìn giữ tôn giáo của người Nhật. Các bạn đã đi thực tập sinh Nhật Bản sẽ cảm nhận rất rõ về con người Nhật cũng như cuộc sống ở Nhật trong suốt thời gian 3 năm. Ở Nhật mọi thứ đều sạch sẽ và có trật tự. Người Nhật rất quan tâm đến sức khỏe và nguyên tắc làm việc,… Bạn cần chúng tôi tư vấn đi làm việc tại Nhật Bản với các ngành phù hợp với bản thân. Các bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi tại: CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ VIỆT NAM – VINAEXIMCO .,JSC – Số 86 – Kim giang kéo dài – Thanh liệt – Thanh trì – Hà nội – Điện thoại: 043 540 1286 | 0912 171 090 – Yahoo: Leductoan1977 | Skype: Leductoan1977 – Email: Ldtoan1977@gmail.com Những tin tức xuất khẩu lao động Nhật Bản, tin văn hóa, tôn giáo, cải tiến khoa học công nghệ ,… về Nhật Bản sẽ luôn được chúng tôi cập nhật để gửi tới các bạn tu nghiệp sinh và du học sinh.

Thứ Hai, 22 tháng 2, 2016

Thực tập sinh Nhật Bản và chuyện người Nhật đọc sách trên tàu điện

Thực tập sinh Nhật Bản và chuyện người Nhật đọc sách trên tàu điện Chuyện người Nhật đọc sách báo trên tàu điện dường như là lẽ tự nhiên của đất nước này. Thực tập sinh Nhật Bản có thể bắt gặp thường xuyên các cụ già và ngay cả những thế hệ trẻ ngày nay ở Nhật đọc báo giấy.

1. Thực tập sinh có thể thấy báo giấy ở Nhật vẫn được ưa chuộm.

Tại Nhật Bản, văn hóa đọc của người Nhật được coi là một thói quen. Người Nhật dùng thói quen đọc sách như một phương thức để giải trí, tiếp thu kiến thức và nó giống như bản sắc không thể mai một theo thời gian của đất nước mặt trời mọc này. Người Nhật nổi tiếng trong lịch sử khi được ví là dân tộc đọc sách bậc nhất thế giới. Khi kinh tế phát trển, các công nghệ, điện thoại thông minh được ra đời làm cho con người ta dần quên thói quen đọc sách. Nhưng ở nước Nhật, người Nhật vẫn yêu thích đọc sách và nó dần trở thành văn hóa đọc của nước Nhật.
Trong những năm gần đây, công nghệ giải trí di động tại Nhật Bản đang dần thịnh hành nhưng không vì thế mà văn hóa đọc sách của người Nhật giảm đi. Khi đi xuất khẩu lao động tại Nhật, các bạn thường phải di chuyển trên các tuyến tàu điện ngầm, các bạn sẽ luôn thấy có rất nhiều người cầm quyển sách để đọc trong thời gian di chuyển. Họ có thể đọc sách ngay cả khi phải đứng trong suốt cả chặng đường dài trên một con tàu thường xuyên lắc lư. Tại Nhật, có những con đường hầm dưới mặt đất, nơi đây có rất nhiều cửa hàng sách nhỏ. Vào những giờ nghỉ trưa, nhiều người lao động Nhật Bản tranh thủ đi bộ qua đây và tìm cho mình một cuốn sách ưng ý.

2. Khảo sát về tỉ lệ đọc sách của người Nhật

Tổ chức nghiên cứu Research Bank đã đưa ra khảo sát vào năm 2011 tại Nhật Bản. Ở nước Nhật năm 2011 có hơn một nửa dân số Nhật Bản đọc ít nhất một quyển sách mỗi tháng. Thời điểm để người Nhật đọc sách được ưa chuộm nhất là khi rảnh rỗi ở nhà hoặc trước khi đi ngủ. Nhật Bản lo ngại việc sử dụng những điện thoại thông minh khiến thế hệ trẻ Nhật Bản sẽ rời sách giấy, chuyển sang đọc sách điện tử và tệ hơn nữa là ngừng đọc sách. 
Tuy nhiên sự lo ngại này dường như vẫn chưa trở thành sự thật . Bởi năm ngoái có một cuỗi cửa hàng bán sách lớn nhất Nhật Bản Tsutaya thông báo daonh thu kỷ lục 113 tỷ yên ~ 1,1 tỷ USD trong tài khoản năm 2013.
Văn hóa đọc sách của người Nhật

Điều này các bạn thực tập sinh Nhật Bản có thể cảm nhận rất rõ văn hóa đọc ở Nhật Bản. Số lượng sách và tạp chí phát hành tại Nhật Bản vẫn gia tăng một cách đều đặn trong thời gian suốt 10 năm trở lại đây. Và với phần đa người Nhật thì văn hóa đọc của người Nhật đã trở thành một thói quen đã ăn sâu bén rễ mà không dễ gì họ có thể từ bỏ được.

3. Lời kết

Sang nước Nhật đi thực tập sinh Nhật Bản một thời gian các bạn sẽ dần học được cách đọc sách của người Nhật và cảm thấy đây là một phần của cuộc sống. Ở Nhật, ngoài chuyện bạn cần phải sạch sẽ, nghiêm túc trong mọi vấn đề, có trách nhiệm với bản thân mình thì cần biết tôn trọng người khác,… còn rất nhiều điều bạn học tập ở đất nước xinh đẹp này. Bạn cần chúng tôi tư vấn đi làm việc tại Nhật theo chương trình thực tập sinh Nhật Bản. Mời các bạn vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi tại: CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ VIỆT NAM – VINAEXIMCO .,JSC – Số 86 – Kim giang kéo dài – Thanh liệt – Thanh trì – Hà nội – Điện thoại: 043 540 1286 | 0912 171 090 – Yahoo: Leductoan1977 | Skype: Leductoan1977 – Email: Ldtoan1977@gmail.com Chúc các bạn tu nghiệp sinh Nhật Bản học tập và làm việc thật tốt tại Nhật Bản

Thứ Sáu, 19 tháng 2, 2016

Thực tập sinh học cách làm của người Nhật

Thực tập sinh học cách làm của người Nhật Người Nhật với tác phong làm việc chăm chỉ, nghiêm túc, ý chí vượt khó, kiên cường. Ý chí và tinh thần của người Nhật đã giúp nhiều bạn trẻ Việt Nam đi thực tập sinh, du học sinh sang “Đất nước mặt trời mọc” có nhiều bài học quý giá Vậy các bạn ấy học được người Nhật những gì? Mời các bạn cùng đón đọc bài viết tại đây!

1. Thực tập sinh học cách suy nghĩ lớn của người Nhật

Trong nhiệm kỳ công tác của mình, ông Yasuaki Tanizaki - Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam từng khẳng định mối quan hệ giữa Nhật Bản và Việt Nam là mối quan hệ xuất phát từ tấm lòng. Ông Tanizaki nói : “Nhà cách mạng Phan Bội Châu, người khởi đầu cho phong trào Đông Du sang Nhật Bản tìm đường cứu nước. Đến nay, phong trào giao lưu sinh viên và thanh niên Nhật Bản – Đông Á “thế hệ 2” tiếp nối tại Nhật Bản được ví như “phong trào Đông du thời 2.0” Kể từ nhiệm kỳ thủ tướng đầu tiên năm 2007 đến nay, ông Shinzo Abe đã đưa ra sáng kiến tổ chức cho thanh niên, sinh viên Việt Nam ở nhiều lĩnh vực sang giao lưu và học tập ngắn hạn tại Nhật Bản. “Khi tái cử thủ tướng nhiệm kỳ thứ 2, ông Abe tiếp tục tạo cơ hội du học cho hàng nghìn bạn trẻ Việt Nam theo học tại Nhật Bản”, ông Erito Uchiyama, Trưởng ban hợp tác quốc tế thuộc Trung tâm Phát triển Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICE) cho biết. Trong những năm gần đây, người lao động đi xuất khẩu lao động, đi du học tại Nhật được thuận lợi và gần hơn.

2. Sinh viên Việt Nam nói gì?

Các bạn thực tập sinh Nhật Bản hãy xem các bạn sinh viên Việt Nam nói gì khi được giao lưu học tập tại Nhật Siinh viên Lê Thị Mỹ Tiên, ngành Báo chí, Trường Đại học Sư phạm (Đại học Đà Nẵng) vượt qua nhiều ứng viên để đến Nhật lần này, cho rằng, nhờ phong trào: “Đông du phiên bản 2.0” này, Tiên học được phong cách đĩnh đạc, chuyên nghiệp của người Nhật. Cô dần nhận ra những khiếm khuyết cần được lấp đầy trong chính mình và thầm thán phục ý thức, sự tự giác và lòng tự tôn dân tộc trong chính lời nói, hành động của mỗi con người Nhật Bản. Một bạn khác tâm sự: “Cám ơn Nhật Bản vì đã dạy tôi suy nghĩ lớn hơn, hành động vững vàng hơn và đánh thức trong tôi tình yêu đất Việt.”

3. Bớt sống ảo cho đời thực hơn

Trong chuyến giao lưu của sinh viên Việt Nam đến với Nhật Bản, các bạn thực tập sinh hãy xem các bạn sinh viên học được gì?
Trước khi đặt chân tới Nhật Bản, hầu hết những bạn trẻ trong đoàn dành nhiều thời gian trên internet, đặc biệt tiêu tốn với Facebook. Nhưng khi tới Nhật, một lịch trình di chuyển, hoạt động dày đặc khiến không ít bạn ngỡ ngàng tưởng như khó theo kịp nếu không có sự đốc thúc của các điều phối viên JICE. Tốc độ, sự tập trung và hiệu quả trong công việc từng bước ngấm vào các thành viên bằng lịch làm việc chuẩn tới từng phút bởi xe lăn bánh, tàu rời bến không chờ đợi bất cứ ai. Một bạn sinh viên trường Học viện Ngoại Giao – Lê Thái Huyền Chân cho biết: Một thành phố bé nhỏ trong lòng Fukushima, ở đó, con người giữ liên lạc với nhau bằng những giao tiếp thường ngày. Internet chỉ để giải quyết công việc. Wifi gần như không tồn tại. “Tôi thấy rằng nhiều bạn trẻ, trong đó có tôi đã “sống ảo”, nhiều lúc tiêu phí thời gian trên Facebook. Bớt ảo đi để sống đời thực ý nghĩa hơn”, Bạn Nguyễn Cao Hùng khoa Quan hệ Quốc tế, ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn TPHCM tỏ ra thán phục phong cách của người Nhật vốn nổi tiếng đúng giờ và làm việc siêng năng, có hiệu suất cao. “Khi đi tàu điện ở Tokyo, tôi càng thấy rõ người Nhật tan sở rất trễ, khoảng trong tầm từ 20h-22h. Khi chuyển ga, đổi chuyến tàu, tất cả mọi người đều di chuyển rất nhanh vì các chuyến tàu đều đã được sắp đặt đúng từng phút, từng giây. Nếu không nhanh và chính xác, họ sẽ bị lỡ chuyến tàu. Từ đây, tôi nhận thấy khuyết điểm lớn nhất của bản thân chính là thường xuyên trễ giờ và hay trì hoãn công việc. Và phong cách sống , làm việc của người Nhật luôn nhắc nhở tôi phải luôn đúng giờ trong mọi hoàn cảnh, có như thế mới tạo được uy tín cho bản thân và sự tín nhiệm từ mọi người xung quanh. Còn bạn Đào Khoa Thư – Khoa Truyền thông Quốc tế và Văn hóa đối ngoại, Học viện Ngoại giao Việt Nam ghi sâu bài học tình cảm sâu sắc từ người Nhật. Khoa Thư nói: . “Tôi đã bật khóc khi người quản lý cửa hàng Uniqlo đang rất bận nhưng đã đóng cửa quầy để dắt tay tôi đi tìm bưu điện 30 phút trước khi tôi rời khỏi thành phố này”.

4. Lời kết

Những trải nghiệm thú vị của các bạn sinh viên và các bạn thực tập sinh Nhật Bản đang sinh sống, làm việc tại Nhật Bản hiện nay đã cho chúng ta thấy. Người Nhật thật sự rất đáng để chúng ta học tập, học từ nền văn hóa đến đạo đức và ý thức làm việc. Vinaeximco tự hào là đơn vị đào tạo nguồn nhân lực đi tu nghiệp sinh làm việc tại Nhật Bản. Bạn cần chúng tôi tư vấn lựa chọn nghề nghiệp đi thực tập sinh Nhật Bản và có những định hướng công việc rõ ràng tại Nhật. Mời các bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi tại: CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ VIỆT NAM – VINAEXIMCO .,JSC – Số 86 – Kim giang kéo dài – Thanh liệt – Thanh trì – Hà nội – Điện thoại: 043 540 1286 | 0912 171 090 – Yahoo: Leductoan1977 | Skype: Leductoan1977 – Email: Ldtoan1977@gmail.com Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết. Chúng tôi sẽ luôn cập nhật những tin tức xuất khẩu lao động Nhật Bản để các bạn được biết nhiều hơn về nước Nhật

Thứ Năm, 18 tháng 2, 2016

Thực tập sinh Nhật Bản – Những điều trái ngược tại Nhật

Thực tập sinh Nhật Bản – Những điều trái ngược tại Nhật Tuyển tập những điều trái ngược mà thành hiển nhiên ở Nhật Bản. Xem và đọc những điều này các bạn sẽ thấy thực sự khó tin Bạn sẽ khó tin khi nhân viên có thể ngủ ở văn phòng, húp mỳ “xì xụp” được coi là ngon miệng và tôn trọng người nấu. Chính thế mà không ngạc nhiên khi nhiều thói quen của người Nhật Bản cũng trở nên “ngược đời” - khác hẳn với các nền văn hóa khác. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số thói quen khó hiểu tại Nhật khiến bạn bật cười.

1. Ngủ ở văn phòng

Ở nhiều quốc gia, việc nhân viên bị sếp bắt gặp ngủ gật trong văn phòng thường là một tai họa. Tuy nhiên tại Nhật, hành động này lại hoàn toàn được chấp nhận, đôi khi còn được khuyến khích. Lý do là bởi người Nhật cho rằng, nếu bạn ngủ tại nơi làm việc - điều đó không có nghĩa là bạn lười biếng mà ngược lại là bạn quá chăm chỉ. Đối với sếp Nhật, một người nhân viên ngủ gật là người vô cùng tận tâm với công việc đến nỗi họ không ngủ đủ giấc ở nhà. Do đó, sẽ không có lý do gì để trách mắng hay kiểm điểm một nhân viên tận tâm với nghề như vậy. Người lao động Việt Nam khi sang Nhật đi xuất khẩu lao động sẽ học được nhiều thứ khi về Việt Nam. Tôi chắc chắn với các bạn về điều đó.

2. Hàm răng đẹp là phải có răng khểnh

Ở Việt Nam, một hàm răng đẹp là răng phải đều tăm tắp nhưng ở Nhật Bản thì hoàn toàn khác. Nhiều phụ nữ và các em gái Nhật lại đến viện phẫu thuật để có chiếc răng khểnh. Các bác sĩ ở đây sẽ làm thủ thuật để ép chiếc răng nanh sao cho chúng vểnh ra phía ngoài. Phong trào này trở nên phổ biến khắp nơi sau khi được “quảng bá” bởi nhiều ngôi sao nhạc Pop và người nổi tiếng. Người Nhật cho rằng, một chiếc răng khểnh khiến họ nâng cao độ duyên của mình lên gấp bội phần. Để phù hợp với xu thế, nhiều phòng khám răng còn tạo ra những phiên bản răng khểnh “tạm thời” dành cho người muốn thay đổi ý định sau đó. Đôi khi ra đường phố ở Nhật, các bạn thực tập sinh Nhật Bản sẽ bắt gặp những người phụ nữ Nhật có nụ cười

3. Nhường ghế cho người già là… bất lịch sự

Ở Nhật Bản, người ta coi việc nhường ghế cho người già - một cử chỉ thường được cho là tốt đẹp - lại có phần nào bất lịch sự. Đó là bởi người Nhật có tinh thần samurai cao. Họ không muốn thừa nhận hay cảm giác rằng mình yếu đuối hơn những người khác nên không muốn chấp nhận chiếc ghế được nhường. Hơn nữa, những người lớn tuổi lại không thích thừa nhận là mình đã “già”. Vậy nên lời đề nghị của các bạn đối với họ có thể là ý chê bai tuổi tác. Do đó, nếu đến Nhật, các bạn thực tập sinh cũng đừng quá ngạc nhiên khi các bạn trẻ không đứng lên nhường ghế cho người lớn tuổi.

4. Nếu húp mì phải tạo ra tiếng động

Ở Việt Nam hoặc nhiều quốc gia, việc phát ra tiếng động khi ăn bị coi là mất vệ sinh và bất lịch sự. Nhưng sống ở Nhật, tiếng húp mì “xì xụp” lại có giá trị như một lời khen ngợi Người Nhật coi việc phát ra tiếng húp mỳ khi ăn là cách để bày tỏ rằng bạn thưởng thức món mỳ ăn rất ngon. Tương tự như vậy, ngay cả khi ăn ở nhà hàng, tiếng húp mì được coi như thay lời khen dành cho người đầu bếp vì đã nấu một bát mì ngon như vậy.

5. Tiền bo không bao giờ xuất hiện

Ở Việt Nam, việc đưa tiền bo cho người phục vụ là điều hoàn toàn và cũng không bắt buộc. Nhưng nếu các bạn thực tập sinh sống ở nước Nhật thì sẽ cảm nhận hoàn toàn ngược lại. Tiền tip ở Nhật gần như không tồn tại. Những nhân viên dịch vụ như phục vụ bàn, nhân viên khách sạn hay lái xe taxi không bao giờ đòi hay nhận tiền tip từ khách hàng. Nhiều khi nhân viên còn phải chạy theo khách hàng để trả lại tiền tip mà họ để quên. Người Nhật cho rằng hành động khách đưa tiền tip cho họ là không tôn trọng họ và thực sự khiếm nhã

6. Rót rượu cho bạn và chờ bạn rót lại cho mình

Chúng ta thường có thói quen là rót rượu cho bạn bè, khách trước rồi mới tự rót cho mình. Nhưng nếu các bạn thực tập sinh sang Nhật thì sẽ khác hoàn toàn. Tại đất nước mặt trời mọc này thì việc rót rượu cho mình được coi là hành vi cấm kỵ bởi người Nhật cho rằng, đó là hành vi tự mãn, thiếu văn hóa và không tôn trọng người uống cùng mình. Tại đất nước Mặt trời mọc, tự rót rượu cho mình là hành vi cấm kị bởi họ cho rằng, đó là hành vi tự mãn, thiếu văn hóa và không tôn trọng người uống cùng mình. Do đó, khi các bạn tu nghiệp sinh rót rượu mời người Nhật thì hãy đợi để người đó rót rượu lại cho bạn. Sau đó, hai bạn mới có thể nâng ly và thưởng thức ly rượu này.

Thứ Tư, 17 tháng 2, 2016

Thực tập sinh Nhật Bản – Khu vườn thủy sinh đẹp nhất Nhật Bản

Thực tập sinh Nhật Bản – Khu vườn thủy sinh đẹp nhất Nhật Bản Satoyama là một vùng đất yên bình và mang vẻ đẹp thiên nhiên khiến bạn không thể bỏ qua khi tới Nhật. Hãy cùng Vinaeximco ghé thăm khu vườn thủy sinh đẹp nhất qua bài viết dưới đây!

1. Satoyama – Vùng đất của khí hậu trong lành và môi trường hòa hợp

Xứ sở hoa anh đào nổi tiếng với nhiều nơi có phong cảnh đẹp mà không đâu có được. Nhưng có địa danh bạn không thể bỏ qua nếu tới Nhật Bản. Nếu các bạn đi xuất khẩu lao động Nhật Bản tại vùng Satoyama muốn một vùng đất yên bình, nơi con người và thiên nhiên hòa hợp với nhau, bầu không khí trong lành và nguồn nước mát lạnh thì Satoyama chính là câu trả lời. “Sato” nghĩa là vùng đất có thể trồng trọt, sinh sôi còn “yama” nghĩa là núi hay đồi. Chính vì địa hình nơi nằm ở dưới chân núi, phía dưới là vùng đất bằng phẳng có thể trồng trọt và chăn nuôi.
Các bạn thực tập sinh Nhật Bản sẽ khó tin nhưng nơi đây nổi tiếng đến nỗi phong cảnh của nó đã được hãng phim nổi tiếng nhất Nhật Bản Ghibli chọn làm minh họa cho Anime My Neighor Totoro do Hayao Miyazaki làm đạo diễn. Hay được hãng truyền hình NHK của Nhật làm phim tài liệu do David Attenborough dẫn chương trình. Ông là người nổi tiếng trong các phim tài liệu về thiên nhiên và con người. Ngoài ra các show truyền hình như Begin Japanology của đài NHK (2009) cũng ghi hình cuộc sống của con người và thiên nhiên nơi đây.
Đất nước Nhật Bản hiện đại và hào nhoáng nhưng lại tồn tại không ít các vùng quê vẫn giữ được nét đẹp nguyên sơ.
Vườn thủy sinh Satoyama với cánh đồng lúa, khu rừng thay lá, dòng suối mát, ao hồ hay đồng cỏ,…là vùng đất như thế. Con người chia sẽ thức ăn và nơi sống với các sinh vật ở đây Bên trong mỗi khu nhà của người dân làng đều có một bể cá nhỏ thông với dòng suối chảy theo hệ thống dọc khu nhà. Họ nuôi cá không phải để ăn, đây là phương pháp truyền thống để làm sạch nước và ăn thức ăn thừa do con người đổ đi. Người Nhật không đổ chất bẩn vào bể cá vì hệ thống nước ở đây chung cho cả làng nên họ dùng cá đề lọc sạch chất bẩn khi con người rửa chén bát hay rau củ. Những chú cá có nhiệm vụ làm sạch nguồn nước trước khi đổ ra kênh chính. Mỗi năm, dân làng sẽ cùng nhau dọn sạch con kênh. Con kênh cũng chính là sự kết nối mồi gia đình trong làng. Con người cũng chia sẽ thức ăn và môi trường sống với con vật khác, họ luôn để lại những con cá nhỏ cho diệc xám, diều hâu,…sau khi bắt cá. Cách mà người Nhật làm có lẽ sẽ khiến các bạn thực tập sinh thán phục hơn đó là: Mỗi mùa thu hoạch, dân làng luôn để lại một phần ruộng cho các sinh vật hoang dã quanh đó. Đây là cách người Nhật đối xử với sinh vật xung quanh.

2. Những vẻ đẹp thiên nhiên và sự đa dạng sinh học

Satoyama có một hệ sinh thái rất đa dạng, chúng sống chung với con người và trở thành mắt xích quan trọng trong cuộc sống người đân nơi đây. Những hình ảnh dưới đây các bạn thực tập sinh Nhật Bản nếu có dịp ghé qua nơi này có thể thấy Các sinh vật sống ở rừng, đồng cỏ, ruộng lúa và thậm chí trong nhà của con người, chúng được hoan nghênh và đối xử thân thiện như truyền thống của vùng đất này. Thực tập sinh sẽ dễ dàng quan sát những đàn chuồn chuồn hay cả đom đóm tỏa sáng lung linh khắp đồng ruộng hay dòng suối lúc về đêm. Là đất nước không được thiên nhiên ưu ái, nhưng người dân Satoyama biết cách tận dụng nguồn tài nguyên xung quanh mình.
Họ cũng sử dụng chúng một cách trân trọng và hợp lý, trồng mới cây ngay sau khi khai thác gỗ của khu rừng để lấy than và củi. Họ chỉ chặt cây già và to, còn những cây non được họ chăm sóc và giữ gìn. Dân làng còn dùng thân cây để trồng nấm. Họ đóng những lỗ nhỏ bằng đinh và trồng nấm vào đó. Khung cảnh đồng lúa xanh mượt trải dài sẽ khiến bạn cảm thấy dễ chịu và yên bình. Xung quanh ruộng lúa, người ta trồng cây hồng, một loại cây được yêu thích ở Nhật. Đồng lúa cũng là nơi cư trú của nhiều loài. Cá chép đẻ trứng vào đồng ruộng và sinh sôi phát triển dưới sự che chở của con người. Dân làng còn trồng lau sậy và phơi khô chúng, sau đó đan thành các tấm mành che cửa, mọi thứ đều được sử dụng hài hòa từ thiên nhiên. Cuộc sống tuy đơn giản nhưng luôn đầy ắp tiếng cười Nơi đây được xem là thiên đường với bầu không khí trong lành, cuộc sống như một bản hòa tấu nhịp nhàng của con người và thiên nhiên tạo nên giai điệu tuyệt đẹp của cuộc sống.

3. Lời kết

Các bạn vừa được đi qua và ghé thăm những hình ảnh tuyệt vời ở Nhật Bản. Trên đây là một vùng đất chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn thực tập sinh. Còn rất nhiều hình ảnh khác sẽ khiến bạn bất ngờ. Rất nhiều người lựa chọn Nhật Bản là nơi bắt đầu của sự nghiệp khi đi tu nghiệp sinh, đi du học tại Nhật. Còn bạn thì sao? Vinaeximco tự hào là đơn vị hàng đầu Việt Nam đào tạo đưa người lao động đi làm việc tại Nhật Bản và Đài Loan

Thứ Ba, 16 tháng 2, 2016

Thực tập sinh Nhật Bản - Mua hàng miễn thuế ở Nhật Bản

Thực tập sinh Nhật Bản - Mua hàng miễn thuế ở Nhật Bản Những mặt hàng miễn thuế ở Nhật Bản hiện nay các bạn thực tập sinh Nhật Bản nên tìm hiểu.

1. Những cải cách của Chính phủ Nhật Bản

Trong những năm gần đây, du lịch Nhật Bản đang ở trong giai đoạn hưng thịnh nhất từ trước đến nay. Khách quốc tế đến Nhật năm 2014 vừa qua đạt hơn 13,4 triệu lượt, tăng hơn gấp đôi chỉ trong vỏn vẹn 3 năm (con số này chỉ có hơn 6 triệu trong năm 2011 khi xảy ra động đất, sóng thần và khủng hoảng hạt nhân ở Nhật). Mức tăng trưởng ngoạn mục này vẫn chưa dùng lại ở đây khi lượng du khách đến Nhật trong 5 tháng đầu năm nay tiếp tục tăng gần 45% so với cùng kỳ năm ngoái. Chính phủ Nhật đã và vẫn đang tiếp tục thực hiện những cải cách cần thiết để ngày càng thu hút thêm nhiều du khách. Và một trong những chính sách thúc đẩy du lịch đó là cởi mở hơn trong các thủ tục mua hàng miễn thuế. Những thông tin dưới đây sẽ giúp các bạn thực tập sinh đi xuất khẩu lao động có những thông tin cụ thể để tham khảo nhiều hơn khi đến Nhật.

2. Những đối tượng được mua hàng miễn thuế ở Nhật Bản

– Không áp dụng cho người Nhật, hoặc người nước ngoài đang làm việc ở Nhật, hoặc người nước ngoài ở Nhật trên 6 tháng. – Chỉ áp dụng cho khách du lịch ngắn ngày.

3. Mức thuế tiêu dùng ở Nhật thực tập sinh Nhật Bản có biết?

– Những thống kê dưới đây để các bạn thực tập sinh Nhật Bản có thể biết được đó là : Mức thuế tiêu dùng hiện tại là 8%, và lộ trình sẽ tăng lên 10% trong năm 2017.

4. Mua hàng miễn thuế sẽ được giảm bao nhiêu %?

– Về nguyên tắc bạn sẽ được giảm toàn bộ thuế tiêu dùng, tức là giảm 8%. Tuy nhiên, trên thực tế, có nhiều cửa hàng giảm đủ 8% cho các bạn thực tập sinh (ví dụ: Uniqlo, các Drug Store), có nhiều nơi lại tính chi phí làm thủ tục giảm thuế và trừ bớt đi một ít (1-2%) nên bạn chỉ được giảm ít nhất khoảng 5% (ví dụ: các trung tâm thương mại).

5. Những mặt hàng nào được miễn thuế?

– Hầu như tất cả các mặt hàng bạn cần mua khi đi du lịch đều được hoàn thuế, ví dụ: các mặt hàng điện máy, điện tử, điện gia dụng, mỹ phẩm, thuốc bổ, quần áo, thức ăn, nước uống…

6. Thực tập sinh mua hàng miễn thuế ở đâu?

– Không phải cửa hàng nào cũng làm thủ tục miễn thuế cho các bạn thực tập sinh. Bạn chỉ được miễn thuế nếu mua đúng ở những cửa hàng có ghi rõ Tax Free. Nếu bạn mua hàng ở các trung tâm thương mại thì hầu hết đều có thủ tục hoàn thuế, còn nếu mua ở những cửa hàng nhỏ thì bạn cần phải hỏi rõ xem có được hoàn thuế hay không. Hình ảnh những cửa hàng miễn thuế của Nhật Bản <Một cửa hàng Drug Store miễn thuế ở Shinjuku>

* Có quy định phải mua ít nhất / tối đa bao nhiêu thì mới được hoàn thuế hay không?

– Đối với các mặt hàng điện máy, điện tử, điện gia dụng… thì bạn cần phải mua ít nhất trên 10,000 yên để được giảm thuế. (Không thấy có quy định về hạn mức tối đa). – Đối với các mặt hàng như mỹ phẩm, thuốc bổ, đồ ăn, thức uống… thì bạn cần phải mua ít nhất từ 5,000 yên trở lên, và không được mua quá 500,000 yên trong cùng ngày, tại cùng một cửa hàng.

* Thực tập sinh có được sử dụng ngay những hàng hóa giảm thuế đã mua không?

– Khi mua hàng giảm thuế, những món hàng các bạn thực tập sinh mua sẽ được đóng gói, dán kín, và bạn sẽ được yêu cầu không được mở ra & sử dụng cho đến khi về nước. Quy định này nhằm hạn chế những trường hợp không được giảm thuế nhưng vẫn mượn passport du lịch của bạn bè để mua sắm và tiêu dùng ngay tại Nhật. Tuy nhiên, quy định này cũng đang gây ra nhiều khó chịu cho du khách, vì nhiều khi họ muốn mua và sử dụng ngay cũng không được. Mặc dù quy định là vậy nhưng trên thực tế lại không có cơ quan nào kiểm tra liệu bạn có mở gói hàng ra hay không. Vậy nên có nhiều người vẫn mở, lấy các món hàng ra để đóng gói hành lý cho thuận tiện mà không gặp bất kỳ phiền toái gì. Ngoài ra có hạn chế gì khi mua đồ miễn thuế hay không? – Khi mua sắm ở các drug store (là nơi chuyên bán mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, các sản phẩm chăm sóc da, làm đẹp…), có những sản phẩm mà bạn không được mua với số lượng nhiều. Chẳng hạn, một người không được mua quá 3 chai lotion… Nhưng nếu bạn đi với một nhóm bạn thì bạn sẽ được mua với số lượng: 3 chai lotion nhân với số người trong nhóm bạn.

7. Thủ tục hoàn thuế như thế nào?

– Thủ tục hoàn thuế ở Nhật rất đơn giản,bạn có thể làm ngay ở các cửa hàng chứ không phải giữ các hóa đơn xong sau đó ra sân bay mới xếp hàng làm. – Các bạn thực tập sinh / tu nghiệp sinh chỉ cần xuất trình passport ở quầy tính tiền hoặc quầy làm thủ tục hoàn thuế. Sau khi trả tiền, người ta sẽ đính hóa đơn mua hàng vào passport của bạn (như hình dưới). Khi ra sân bay về nước, người ta sẽ kiểm tra và thu lại những hóa đơn này tại quầy làm thủ tục. Ngoài tiền thuế, còn được miễn giảm thêm gì nữa không? – Ngoài việc được miễn thuế tiêu dùng, một vài cửa hàng còn áp dụng chính sách riêng của họ để giảm giá thêm cho các bạn tu nghiệp sinh. Ví dụ, bạn sẽ được giảm thêm 6% nếu thanh toán bằng thẻ tín dụng của VISA tại các cửa hàng điện máy, hoặc giảm thêm 5% khi mua sắm tại chuỗi cửa hàng Tokyu Hands.

Thứ Hai, 15 tháng 2, 2016

Thực tập sinh Nhật Bản: Hệ thống tự động bán sushi trong nhà hàng

Thực tập sinh Nhật Bản: Hệ thống tự động bán sushi trong nhà hàng Sushi là món ăn phổ biến tại Nhật Bản. Và ngày nay món ăn này được các kỹ sư sử dụng công nghệ với hệ thống tự động bán sushi trong nhà hàng để đưa món ăn này tới gần hơn với khách hàng Cùng tìm hiểu về Sushi băng chuyền – sự kết hợp hoàn hảo giữa “ẩm thực truyền thống” và “công nghệ hiện đại” của người Nhật Bản.

1. Hệ thống tự động bán sushi băng chuyền Nhật Bản

Một cửa hàng sushi băng chuyền Nhật Bản. Bạn tự hỏi hệ thống này vận hành như thế nào, lại là câu hỏi của nhiều người. Những điều dưới đây sẽ khiến nhiều bạn đặt chân đến phải ngạc nhiên về sự sáng tạo của người Nhật. Hệ thống tự động từ A –Z trong cửa hàng sushi Nhật Bản: Đây được coi là sự kết hợp hoàn hảo giữa ẩm thực truyền thống và công nghệ. Mục đích thiết kế hệ thống băng chuyền bán sushi như thế này sẽ giúp tiết kiệm tối đa hóa diện tích sử dụng và hầu hết các cửa hàng sushi băng chuyền này được xây theo kết cấu hình chữ E. Mô hình này hiện nay các cửa hàng bán sushi tại Nhật Bản đang sử dụng. Đi xuất khẩu lao động tại Nhật các bạn sẽ có dịp được ghé thăm những cửa hàng hiện đại và cực kỳ sạch sẽ này ở đất nước xinh đẹp này.

2. Thiết kế của băng chuyền hiện đại như thế nào

Với thiết kế hiện đại và nâng cao tính hiệu quả, một cửa hàng có thể phục vụ được khoảng 200 khách hàng và đội ngũ phục vụ thường không quá 15 nhân viên đứng bếp.

Điểm đặc biệt ở chuỗi cửa hàng sushi băng chuyền này là không cần bếp trưởng và bồi bàn. Lý do rất dễ hiểu là khi bước chân vào nhà hàng này các bạn thực tập sinh Nhật Bản sẽ thấy tất cả đã được tự động hóa nhằm đem lại cho khách hàng sản phẩm chất lượng cao và phục vụ tốt nhất Tại các băng chuyền tại các cửa hàng sushi ở Nhật Bản được trang bị tối tân – tạo điều kiện tốt nhất giúp thực khách lựa chọn được những món đồ ưng ý.
Khách hàng có thể lựa chọn lấy sushi ngay trên băng chuyền, hoặc đặt hàng qua một bảng điện tử tại bàn nếu không muốn chờ đợi. Sau khi đặt, nhân viên sẽ đặt sushi lên một đường băng tốc độ cao (được chạy phía trên băng thường).
Sau khi dùng xong, các bạn thực tập sinh hoàn toàn có thể loại bỏ đống đĩa bẩn qua một khe trên mặt bàn. Khe này thông với một băng chuyền chạy phía dưới băng thông thường, đưa các đĩa bẩn này đến khu dọn rửa tự động.
Những chiếc máy rửa chén tự động luôn sẵn sàng phục vụ và có thể làm sạch tới 1.800 chiếc đĩa chỉ trong 1h. Sau khi đĩa được làm sạch và sấy khô sẽ được chuyển ra khu vực chuẩn bị để tiếp tục cuộc hành trình phục vụ thực khách của mình. Trung bình, có tới 20.000 chiếc đĩa đã được làm sạch tại mỗi cửa hàng trong một ngày.
Để đảm bảo độ tươi ngon cho từng sản phẩm, những miếng sushi sẽ được đặt trong một lồng kín trong suốt. Đặc biệt, trên đỉnh mỗi chiếc lồng đều có gắn một vi mạch nhỏ (IC), giúp xác định thời điểm chiếc đĩa bên trong đã được lấy ra.

3. Cả một hệ thống quản trị dữ liệu lớn

Các bạn thực tập sinh Nhật Bản chắc đang tự hỏi liệu người ta sẽ quản lý nhà hàng này như thế nào? Với lượng khách phải phục vụ tương đối… khổng lồ, việc quản lý của cửa hàng sẽ được số hóa hoàn toàn. Cụ thể, khi có khách đến, dữ liệu về thời gian và số lượng người trong nhóm sẽ được nhân viên lễ tân nhập vào máy tính.
Các dữ liệu này sẽ được chuyển lên một database (cơ sở dữ liệu) khổng lồ hơn – khoảng 18 triệu dữ liệu khách hàng trong khu vực (nhà hàng được đề cập trong bài viết thuộc khu vực miền Đông Nhật Bản). Hệ thống 122 cửa hàng trên toàn khu vực sẽ có quyền truy xuất dữ liệu này.
Để việc quản lý dễ dàng hơn, nếu để ý thì các bạn thực tập sinh sẽ thấy mỗi cửa hàng đều có gắn camera chuyển đến trụ sở chính (Head quater – HQ). Tại đây, những gì đang diễn ra tại cửa hàng đều được hiển thị lên màn hình lớn. Các nhân viên tại đây sẽ có nhiệm vụ gọi điện nhắc nhở và điều phối những khi cửa hàng quá đông khách, nhằm giúp việc phục vụ được chu đáo hơn.
Hệ thống máy tính cũng có chức năng “tiên đoán” – giúp băng chuyền tự động loại bỏ những phần thức ăn đã ở trên băng chuyền quá lâu để khách hàng luôn có được trải nghiệm tốt nhất. Hệ thống sushi băng chuyền được sáng chế bởi Yoshiaki Shiraishi – một người chủ nhà hàng sushi nhỏ. Ông có ý tưởng này khi nhìn thấy dây chuyền bia chai. Sau hơn 5 năm tìm tòi nghiên cứu, năm 1958 cửa hàng sushi băng chuyền đầu tiên đã được mở tại tỉnh Higashiosaka, sau đó đã mở rộng tới 250 cửa hàng trên toàn Nhật Bản.

4. Lời kết

Những hình ảnh các bạn nhìn thấy về hệ thống tự động bán sushi của người Nhật ở trên sẽ giúp các bạn tu nghiệp sinh có cái nhìn rõ ràng hơn về người Nhật và những gì đang xảy ra tại Nhật Bản Chúng tôi sẽ liên tục cập nhật những tin tức về phong tục văn hóa, sự kiện, tin tức xuất khẩu lao động mới nhất tại Nhật Bản để các bạn tu nghiệp sinh được quan tâm và biết đến nhiều hơn.

Thứ Ba, 2 tháng 2, 2016

Thực tập sinh Nhật Bản: Bắt 4 thanh niên đi trộm dâu ở Nhật

Cảnh sát Nhật Bản đang bắt giữ 4 thanh niên người Việt, trong đó có 2 thanh niên không nghề nghiệp và hai thanh niên đi thực tập sinh Nhật Bản vì tội đi trộm dâu ở Nhật.

1. Thông tin cụ thể về vụ việc 4 thực tập sinh đi trộm dâu tại Nhật

Mới đây, cảnh sát thành phố Ota, tỉnh Gunma, Nhật Bản đã bắt 4 thanh niên người Việt. Như rất nhiều trang đã đưa tin thì ngày 3/9/2015 Cảnh Sát thành phố Ota, tỉnh Gunma, Nhật Bản đã bắt 4 thanh niên người Việt trong đó 2 thanh niên không nghề nghiệp, 2 thanh niên là thực tập sinh Nhật Bản, đi xuất khẩu lao động Nhật Bản. Bốn người này đều còn rất trẻ, 20, 21 tuổi. Vườn dâu bị trộm là của lão nông 76 tuổi. Không những trộm dâu mà chúng còn phá hoại cả nhà kính của người ta. Và đây là những lời chua chát mà người lão nông 76 tuổi kể: “ 昨年2月の大雪で全滅したビニールハウスを家族総出で建て直し、イチゴの苗を中之条町の畑に通って栽培し、ハウス内に移し替えた。苦労して育てたイチゴが やっと出荷を迎えた頃、被害にあった” Tạm dịch: ” Cả gia đình tôi đã dồn hết công lao, công sức và tiền của để xây dựng lại nhà kính đã bị tuyết làm sụp đổ tan tành từ hồi tháng 2 năm ngoái. Phải đi qua đi lại nhiều lần đến cánh đồng ở Nakanojomachi để lấy cây giống, vận chuyển về nhà kính. ( Từ nhà ông lão nông dấn đến đấy mất 2 tiếng đi oto ). Cuối cùng đến lúc gần được thu hoạch thì bị thiệt hại như vậy đấy. ” Theo cảnh sát cho hay, tiền sửa nhà kính tầm 10 man ( 19 triệu đồng), tổng lượng dâu bị trộm ước chừng trên 30kg tầm 5 man ( tầm hơn 9 triệu vnd).

2. Hậu quả của việc ăn trộm mà nhiều thanh niên không nghĩ tới

Tại Nhật Bản, người Nhật rất ghét việc người khác ăn cắp, ăn trộm tại đây. Nhiều người không nghĩ tới những hậu quả mà mình đang làm. Khi thực tập sinh Nhật Bản bị bắt giữ ở nước ngoài và phải bồi thường tiền và bị điều về Việt Nam vĩnh viễn không có cơ hội quay lại nước này. Tất cả mọi hoài bão và dự định trong sự nghiệp của các bạn đều dừng lại. Vậy nên, ở Nhật hiện nay người ta dần dần trở lên ghét người Việt. Bởi càng ngày nhiều người sang Nhật làm việc quen thói ăn cắp vặt nên sang Nhật cũng ăn cắp không thương tiếc. Nhiều du học sinh , thực tập sinh Nhật Bản sang Nhật còn đánh nhau, chửi bới và làm nhiều điều xấu quá khiến người Nhật họ rất ái ngại và ngại tiếp xúc.

3. Lời kết

Qua sự việc ở trên, các bạn thực tập sinh Nhật Bản sẽ có cái nhìn cụ thể và toàn diện trong việc đi xuất khẩu lao động. Đã xác định đi là phải nghiêm túc và có ý chí với sự quyết tâm học hỏi cái tốt nhất chứ không nên học những điều xấu. Khi các bạn tu nghiệp sinh nghiêm túc thì mọi thứ tốt đẹp sẽ đến với các bạn. Mọi con đường không hẳn bắt đầu đã trải màu hồng mà nó cần một sự gian khổ. Vinaeximco sẽ luôn cập nhật những tin tức xuất khẩu lao động mới nhất để gửi tới tất cả các bạn. Để có sự chuẩn bị cho cả một quá trình đi làm việc tại Nhật một cách tốt nhất. Các bạn cần tham khảo những ngành nghề đi Nhật phù hợp với bản thân các bạn, sau này về Việt Nam các bạn vẫn có thể làm tốt được. Để hiểu hơn về ngành học mời các bạn liên hệ trực tiếp tại: CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ VIỆT NAM – VINAEXIMCO .,JSC – Số 86 – Kim giang kéo dài – Thanh liệt – Thanh trì – Hà nội – Điện thoại: 043 540 1286 | 0912 171 090 – Yahoo: Leductoan1977 | Skype: Leductoan1977 – Email: Ldtoan1977@gmail.com Cảm ơn các bạn đã quan tâm bài viết.

Thứ Hai, 1 tháng 2, 2016

Thực tập sinh Nhật Bản: Khi người Việt mang tiếng ăn cắp?

Mới đây một thông tin chúng tôi mới nhận được đó là một nữ tiếp viên Nguyễn Thị Bích Ngọc bị cảnh sát Tokyo bắt giữ vì nghi ngờ cô này vận chuyển hàng ăn cắp.

1. Liệu có sự nhầm lẫn nào ở đây

Chắc các bạn đi xuất khẩu lao động Nhật Bản đều biết về thông tin : Nữ tiếp viên hàng không Vietnam Airlines bị bắt ở Nhật. Cảnh sát Tokyo cho biết, họ đã bắt nữ tiếp viên Nguyễn Thị Bích Ngọc vì nghi ngờ cô này vận chuyển hàng ăn cắp. Phía Vietnam Airlines sau đó khẳng định sẽ không bao che bất cứ cá nhân nào lợi dụng nhiệm vụ làm trái quy định. Tờ Sankei Shimbun và Yomiuri Shimbun của Nhật hôm nay đồng loạt đăng tin cảnh sát nước này bắt giữ nữ tiếp viên 25 tuổi của Vietnam Airlines Nguyễn Thị Bích Ngọc. Theo đó, người này bị nghi ngờ vận chuyển 21 món hàng quần áo ăn cắp, trị giá khoảng 125.000 yen (tương đương 25,7 triệu đồng), trên một chiếc xe bus dành riêng cho đoàn bay từ khách sạn ở Osaka đến Sân bay Quốc tế Kansai, tháng 9 năm ngoái. Ngoài ra, Cơ quan cảnh sát Nhật còn nghi ngờ khoảng 20 nhân viên khác của Vietnam Airlines cũng có thể đã tham gia vào việc vận chuyển hàng ăn cắp. Trong số này, đã có 5 người bị thẩm vấn, bao gồm một phi công và 4 tiếp viên. Tất cả những nhân viên này hiện đều không có mặt ở Nhật Bản. Cũng theo báo Nhật, nữ tiếp viên Bích Ngọc được cho là có ý định buôn lậu quần áo ăn cắp theo đặt hàng của một phụ nữ Việt Nam 30 tuổi sống ở Nhật. Cảnh sát Nhật cho rằng, nữ tiếp viên Ngọc đã phủ nhận cáo buộc trên và khẳng định mình không biết số quần áo mình vận chuyển là hàng ăn cắp. Cũng theo nguồn tin này, kể từ tháng 6 năm ngoái, Bích Ngọc cũng được cho là đã đưa số hàng ăn cắp trị giá khoảng 3 triệu yen Nhật (tương đương 618 triệu đồng) cho nhiều nhân viên hàng không khác để nhận lại tiền hoa hồng công vận chuyển.

2. Phản ứng của đại diện phía Vietnam Airlines

Vậy đại diện của Viet Nam Airlines nói gì? Mời các bạn thực tập sinh cùng theo dõi
Trước thông tin trên, đại diện Vietnam Airlines cho biết, từ ngày 27/2/2014, hãng đã chủ động liên hệ với cơ quan cảnh sát Tokyo để làm rõ các thông tin trên báo chí về việc một thành viên phi hành đoàn của hãng bị tình nghi mang hàng xách tay có nguồn gốc trộm cắp tại Nhật. Hãng cũng đã liên hệ với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật và Bộ Công an để phối hợp điều tra theo quy định. “Quan điểm chỉ đạo của Tổng công ty là cương quyết làm rõ và xử lý nghiêm đối với bất kỳ cá nhân nào lợi dụng việc thực hiện nhiệm vụ để mang hành lý sai quy định”, đại diện Vietnam Airlines khẳng định. Chi nhánh Vietnam Airlines tại Nhật Bản tiếp tục liên hệ để xác minh thông tin nữ tiếp viên Nguyễn Thị Bích Ngọc bị tạm giữ để phục vụ điều tra. Tuy nhiên, chi nhánh không nhận được bất kỳ thông tin chính thức nào từ phía cơ quan điều tra Nhật Bản. Chi nhánh Vietnam Airlines tiếp tục có buổi làm việc với cảnh sát Tokyo để cung cấp thông tin và tài liệu cần thiết hỗ trợ việc điều tra liên quan đến nữ tiếp viên Bích Ngọc. Chiều cùng ngày, một Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines cũng có buổi làm việc với Bộ Công an Việt Nam để phối hợp trong công tác điều tra. Hãng khẳng định sẽ không bao che, tránh né, kiên quyết xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật, đồng thời cung cấp thông tin kịp thời cho các cơ quan điều tra dựa trên những nguồn tin xác thực. Hiện nay ở Nhật, việc nhiều người lao động, thực tập sinh Nhật Bản du học sinh đánh nhau và gây mất trật tự ở Nhật diễn ra phổ biến, khiến cho một bộ phận người Việt làm việc nghiêm túc bị ảnh hưởng.

3. Lời kết

Qua sự việc này các bạn thực tập sinh có thể thấy được những việc như thế này trên đất Nhật giống như một giọt nước làm tràn ly. Có nhiều người Việt ở Nhật tham gia vào việc ăn cắp và tuồn hàng về Việt Nam. Rất mong những hình ảnh, những việc làm như thế này sẽ hạn chế khi chúng ta làm việc và học tập ở nước bạn. Vinaeximco sẽ liên tục cập nhật những tin tức xuất khẩu lao động mới nhất để các bạn thực tập sinh hiểu hơn về nước Nhật, về con người Nhật,.. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết. Chúc các bạn tu nghiệp sinh học tập và làm việc thật tốt.