Thứ Hai, 28 tháng 3, 2016

Thực tập sinh Nhật Bản: Ngưỡng mộ tài xế taxi ở Nhật Bản

Thực tập sinh Nhật Bản: Ngưỡng mộ tài xế taxi ở Nhật Bản Tài xế taxi ở Nhật Bản luôn nhận được lời khen của du khách. Tại sao họ lại luôn được yêu mến như vậy? Các bạn thực tập sinh cùng đọc bài viết dưới đây để cảm nhận về tính cách của họ nhé!

1. Điều khiến thực tập sinh đến Nhật phải ngưỡng mộ về tài xế taxi ở Nhật

Một quốc gia có giá cước phí taxi đắt nhất tại Châu Á đó là Nhật Bản. Giá taxi tại các thành phố lớn như: Tokyo, Nagoya, Nagasaki, Kyoto, Hiroshima thường vào khoảng 500 -600 Yên cho 1 cây số đầu tiên, các cây số sau có giảm hơn 1 chút (khoảng 450 – 500 yên) . Giá taxi ở Nhật đắt gần gấp 2 lần tại New Zealand và gấp 7 lần so với Ấn Độ, New Delhi,


Nhiều vùng ở Nhật Bản, giá taxi có thể lên đến 650 – 700 Yên/ 1 cây số (khoảng 150.000 đồng Việt Nam). Tuy giá cao, nhưng chất lượng dịch vụ mà khách hàng đi taxi ở Nhật được hưởng có thể nói là xứng đáng. Các bạn sẽ nhìn thấy từ xa, những tài xế taxi ở Nhật rất tận tình với khách Đi taxi ở Nhật rất đắt, đắt hơn việc bạn đi tàu điện ngầm và đi xe bus. Nhưng đi taxi tại đất nước này các bạn sẽ thấy các tài xế ở đây không tham một xu của khách, luôn đàng hoàng, đúng mực. Họ có quá nhiều điều khiến người nước ngoài đến Nhật phải ngưỡng mộ. Vậy nên khi bước chân sang Nhật để đi xuất khẩu lao động với bất cứ ngành nào thì các bạn thực tập sinh Nhật Bản nên chọn lựa phương tiện di chuyển cho phù hợp với túi tiền của mình. Đi taxi ở Nhật cũng được nhưng chi phí rất đắt, các bạn cũng nên cân nhắc.

2. Chất lượng dịch vụ của đi taxi ở Nhật thì như thế nào?

Nếu đã thử đi taxi ở Nhật, các bạn thực tập sinh Nhật Bản đều phải công nhận với tôi rằng, chất lượng xe taxi, dịch vụ rất tốt. Những kiểu xe để các tài xế Nhật Bản sử dụng thường là: Toyota Crown, Toyota Prius, Toyota Comfort, Nissan, Toyota Crown Sedan. Các mẫu xe này rất sang trọng và đẹp. Đi taxi ở Tokyo các bạn sẽ nhìn thấy nhiều kiểu dáng và màu sắc xe khác nhau như đỏ, hồng, xanh lá cây, đen,… rất sinh động và đẹp mắt. Còn riêng tại Osaka thì taxi có màu đen là chủ yếu. Tại Nhật Bản, nếu muốn đón taxi các bạn thực tập sinh có thể đón ở các điểm đỗ xe bus. Vậy nên không cần thiết phải viết số taxi các bạn cũng có thể đón taxi được.
Phía bên trong xe, nơi tài xế ngồi thường có vách ngăn bằng nhựa rất cứng, vách ngăn này giúp ngăn khả năng tài xế taxi bị tấn công từ phía sau. Các tài xế taxi luôn cúi chào khách hàng lịch sự. Các tài xế taxi ở Nhật không cầm tiền từ khách mà luôn có khay đựng tiền. Tài xế taxi ở đây luôn mặc áo sơ mi sơ vin phẳng phiu màu trắng hoặc xanh dương, tay đeo găng tay, vận chuyển mọi hành lý để khách không phải động tay.

3. Tính cách của tài xế taxi ở Nhật mà thực tập sinh đều cảm nhận được

* Họ luôn đàng hoàng và công khai với khách hàng

Khi chọn lựa đi taxi ở Nhật các bạn thực tập sinh sẽ được hỏi đi từ đâu đến đâu. Tài xế sẽ nhẩm xem các bạn sẽ tốn khoảng bao nhiêu tiền. Nếu nhiều quá, họ sẽ chở bạn đến tàu điện ngầm nơi gần nhất để tiết kiệm tiền cho bạn. Trong nhiều trường hợp, tài xế không đi đường dài mà chở khách đến ga tàu điện ngầm và hướng dẫn khách vào quầy hỏi thông tin chi tiết vé đi tàu điện ngầm cho khách.

* Không tham của khách dù một đồng

Thường thì đi taxi ở Việt Nam con số cuối cùng gần chẵn thì tài xế taxi sẽ tính chẵn. Ví dụ 89.000đ thì tài xế sẽ lờ đi con số lẻ và sẽ tính là 90.000đ. Nhưng ở Nhật, nếu 998 yên, khách đưa 1000 yên , tiền thừa phải trả lại chỉ 2 yên thì tài xế ở Nhật sẽ bằng mọi cách trả lại cho khách 2 yên và không nhận thêm dù chỉ một đồng. Trong nhiều trường hợp đi taxi ở Nhật, dù còn khoảng 100 – 200 mét mới đến địa điểm nhưng đồng hồ tính cước đi taxi đã lên mức chẵn. Ví dụ khoảng 1000 Yên – 2000 Yên thì các bác tài xế ở Nhật sẽ tự động ngắt đồng hồ để không tính thêm tiền của khách.

* Không chấp nhận chở quá số người quy định

Đến Nhật Bản các bạn thực tập sinh đều biết và cảm nhận được, người Nhật ở đây rất nguyên tắc và tuân thủ luật pháp chặt chẽ. Ngay trong việc chở khách bằng taxi. Họ sẽ không bị thuyết phục chở quá số người quy định (ở Nhật, mỗi xe taxi chỉ chở được 4 người). Nếu có thừa 1 người thì nhất định phải chuyển sang xe khác

* Cơ hội việc làm dành cho mọi người

Nếu như ở Việt Nam, những người bị tật sẽ không được phép lái taxi. Nhưng ở Nhật sẽ khác, cơ hội được trao cho tất cả mọi người. Nếu người Nhật biết lái xe, hiểu đường phố và có đủ sức khỏe thì dù cơ thể có tật vẫn có thể trở thành tài xế taxi. Nhiều tài xế taxi tại Nhật chỉ cao khoảng 1m50, thậm chí chân hơi khèo, đi lại rất chật vật khó khăn. Nhưng họ vẫn từ chối nhận sự giúp đỡ từ khách và lịch sự trả lời để họ thực hiện trách nhiệm của họ là vác hành lý lên xe và trả hành lý cho khác.

* Tài xế taxi Nhật rất thích nói chuyện với khách

Các tài xế taxi rất thích nói chuyện với khách hàng. Họ thường hỏi đi đâu, làm gì và đến nước Nhật làm gì. Ngoài ra họ có thể gợi ý cho các bạn thực tập sinh một số địa điểm du lịch nổi tiếng mà các bạn nên đến. Có đôi khi họ sẽ chia sẻ những thông tin địa điểm nào cần đặt trước, số tiền cần đi là bao nhiêu và khu vực nào đẹp nhất trong số đó. Tuy nhiên, nếu gặp khách nước ngoài, thì ngoại ngữ của họ không tốt lắm. Nhưng các bạn có thể khắc phục bằng cách giơ hình nơi cần đến cho tài xế. Họ không hiểu ngôn ngữ của bạn nhưng nhìn vào địa điểm bạn muốn đến là họ có thể chở bạn đến đúng nơi bạn cần. Nếu tài xế Nhật không thực sự thạo đường hoặc họ phát hiện nhầm đường đi, tài xế lập tức chỉnh lại đồng hồ tính cước về 0 hoặc giảm đi rất nhiều để khách hàng không bị chịu thiệt. Có thể nói tài xế taxi ở Nhật thược sự có nhiều điểm để các bạn đi tu nghiệp sinh Nhật Bản và các khách du lịch nhớ tới và tôn trọng và khiến nhiều tài xế các nước học hỏi về cách làm dịch vụ của họ.

4. Lời kết

Qua bài viết về tính cách của các tài xế Nhật Bản chúng ta có thể hiểu và thấy được tính cách con người Nhật như thế nào. Cách làm dịch vụ của người Nhật luôn khiến cả thế giới phải cúi đầu ngưỡng mộ. Các bạn muốn chúng tôi cung cấp nhiều tin bài viết về Nhật Bản, tin tức xuất khẩu lao động Nhật , Đài Loan và các đơn hàng tuyển dụng của các công ty nước ngoài hơn nữa . Mời các bạn ghé thăm website của chúng tôi nhiều hơn nữa.

Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2016

Thực tập sinh Nhật Bản: Nhật Bản đầu tư 39 tỷ USD vào Việt Nam

Thực tập sinh Nhật Bản: Nhật Bản đầu tư 39 tỷ USD vào Việt Nam Một thông tin mới đây cho biết: Nhật bản đầu tư 39 tỷ USD vào Việt Nam. Các bạn thực tập sinh có biết những dự án nào Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam? Bài viết dưới đây sẽ cho các bạn cái nhìn trực quan nhất!

1. Số liệu thống kê các dự án của Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam.

Những con số thống kê dưới đây sẽ làm cho các bạn thực tập sinh đi xuất khẩu lao động Nhật Bản hơi giật mình. Tại sao Nhật Bản lại là nước có sự đầu tư mạnh mẽ vào Việt Nam đến vậy. Con số 2.788 dự án còn hiệu lực của Nhật Bản tại Việt Nam với tổng số vốn đầu tư đăng ký 38,71 tỷ USD. Nhật Bản là nước xếp thứ 2 trong tổng số 105 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tưu tại Việt Nam. Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ kế hoạch và Đầu tư) cho biết số liệu cụ thể như sau: Tính đến 20/10/2015, Nhật Bản có 2.788 dự án còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng số vốn đầu tư đăng ký 38,71 tỷ USD. Nếu so với các nước khác thì Nhật Bản cao hơn so với bình quân đầu tưu 1 dự án nước ngoài đầu tư tại Việt Nam là 13,97 triệu USD/ dự án.
Trong tháng 10/2015: Các nhà đầu tư Nhật đã đầu tư vào Việt Nam 258 dự án cấp mới và 137 lượt dự á tăng vốn với tổng số vốn đầu tư cấp mới. Có tới 137 lượt dự án tăng vốn với tổng số vốn đầu tưu cấp mới và tăng thêm là 1,486 tỷ USD. Xếp vị trí thứ 3 trong 58 quốc gia và vùng lãnh thổ có sự đầu tư vào Việt Nam trong 10 tháng.

2. Những lĩnh vực Nhật Bản đầu tư mạnh vào Việt Nam hiện nay.

Lĩnh vực nào được Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam nhiều nhất? Các bạn thực tập sinh Nhật Bản xem những thống kê % ở dưới nhé!

* Với 18 chuyên ngành lĩnh vực đầu tư tại Việt Nam thì:

- Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo được các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam nhiều nhất. Có 1404 dự án với tổng số vốn đăng ký là 31,79 tỷ USD (chiếm tới 82,1 % tổng vốn đầu tư). - Xếp thứ 2 là lĩnh vực kinh doanh bất động sản với tổng số vốn 1,74 tỷ USD (chiếm 4,5% tổng số vốn đầu tư) - Xếp thứ 3 là lĩnh vực xây dựng với số vốn đầu tư là 1,52 tỷ USD (chiếm tới 3,9% tổng số vốn đầu tư). - Còn lại là một số ngành lĩnh vực đầu tư khác.

* Có 2 hình thức mà các nhà đầu tư Nhật Bản muốn hướng tới Việt Nam đó là 100% vốn nước ngoài và hình thức liên doanh

- Hình thức 100% vốn nước ngoài với 2.299 dự án với tổng số vốn là 22,21 tỷ USD chiếm 82,4 % số dự án và 57,3% tổng số vốn đầu tư. - Hình thức liên doanh được đầu tư 450 dự án với tổng số vốn đăng ký là 15,19 tỷ USD chiếm 39,2% tổng vốn đầu tư. Với các hình thức công ty cổ phần và hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng BOT, BT, BTO với tổng số vốn lần lượt là 842,5 triệu USD và 115,1 triệu USD và 34,3 triệu USD.

* Phân theo nhu cầu địa phương:

Tại Việt Nam, Nhật Bản đã đầu tư tới 49/63 tỉnh thành phố trong cả nước. - Thanh Hóa là nơi thu hút nhiều vốn đầu tư từ Nhật Bản nhất với 10 dự án. Vốn đăng ký cấp mới và tăng vốn là 9,68 tỷ USD (25% tổng số vốn đầu tư) - Hà Nội xếp thứ 2 với 693 dự án, tổng số vốn đầu tư 4,16 tỷ USD (chiếm 10,7 % tổng số vốn đầu tư). - Bình Dương đứng thứ 3 với 255 dự án với tổng số vốn là 3,95 tỷ USD. (chiếm 10,2 % tổng vốn đầu tư). - Còn lại là các địa phương khác.

3. Lời kết

Những thông tin trên có lẽ đã cho các bạn tu nghiệp sinh Nhật Bản có cái nhìn đa chiều hơn về hướng đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam. Đi thực tập sinh Nhật Bản sẽ giúp các bạn thuận lợi hơn trên con đường sự nghiệp của mình. Nhật Bản là đất nước rất đáng để học hỏi về cả khoa học kỹ thuật công nghệ cao cho tới những sản phẩm nông nghiệp ứng dụng tiên tiến. Hơn thế nữa, khi có lợi thế đi làm việc tại Nhật, các bạn còn có thể học tiếng Nhật, giao tiếp thành thạo hơn. Khi trở về Việt Nam sau 3 -5 năm làm việc các bạn sẽ có lợi thế khi xin vào làm việc tại công ty Nhật.

Thứ Tư, 23 tháng 3, 2016

Giảm tình trạng thực tập sinh bỏ hợp đồng ở Nhật Bản

Giảm tình trạng thực tập sinh bỏ hợp đồng ở Nhật Bản Hiện nay tình trạng thực tập sinh bỏ hợp đồng ở Nhật Bản đang tăng cao. Nguyên nhân do đâu? Các bạn cùng xem và đón đọc bài viết tại đây để hiểu rõ.

1. Những thống kê về thị trường trọng điểm người lao động đi thực tập sinh Nhật Bản

Trong năm 2015, Việt Nam đã đưa được hơn 27.000 lao động đi làm việc tại Nhật Bản. Chiếm 23,23% trên tổng số lao động đi xuất khẩu lao động nước ngoài của năm và tăng 136,6% so với năm 2014. Theo thống kê hiện nay thì Việt Nam là nước đã đưa được 100.000 lao động sang làm việc tại Nhật Bản. Bắt đầu từ năm 2014, Chính phủ Nhật Bản đã đồng ý mở rộng tăng từ 68 lĩnh vực ngành nghề lên 71 ngành nghề đi thực tập sinh Nhật Bản. Trong đó có cả Việt Nam. Năm 2016 là năm mà Việt Nam coi Nhật Bản là thị trường trọng điểm trong ngành xuất khẩu lao động do lượng tuyển dụng lao động Việt nam đang tăng và mức thu nhập cao mà thị trường Nhật Bản mang lại

2. Biện pháp của Cục Quản lý lao động và Bộ LĐTB và XH

Những biện pháp của Cục Quản lý lao động ngoài nước và của Bộ lao động triển khai nhằm phát triển và ổn định thị trường xuất khẩu lao động sang Nhật Bản. - Bộ cũng khuyến cáo người lao động đi thực tập sinh Nhật Bản nên tuân thủ luật pháp khi làm việc tại Nhật Bản như: + Không nên nhập cảnh trái phép với mục đích sang Nhật tìm việc bằng các con đường không chính thống như: du học, du lịch trá hình rồi bỏ trốn ra ngoài làm việc bất hợp pháp.
+ Những trường hợp đi thực tập sinh theo chương trình thực tập sinh kỹ năng hợp pháp nên về nước đúng hạn để tránh những rủi ro không đáng có như: Làm việc nặng, điều kiện làm việc không đảm bảo, không được hưởng bảo hiểm, không được trả lương thỏa đáng, không được pháp luật bảo vệ và bất cứ lúc nào cũng có thể bị cảnh sát bắt giữ trục xuất và không có cơ hội quay trở lại làm việc.

3. Tình trạng lao động đi thực tập sinh bỏ trốn ngày càng gia tăng.

Mới đây ngày 22/02/2016, Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Nhật Bản nhận được thông tin trường hợp 3 người Việt Nam bao gồm: + Phạm Anh Tuấn (nhập cảnh ngày 1/12/2014) + Vũ Ba Ban (nhập cảnh ngày 15/4/2014); + Trần Vân Anh (nhập cảnh ngày 1/12/2014; Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh thành phố Sendai tỉnh Miyagi Nhật Bản phát hiện và trục xuất về nước. Mặc dù 3 người trên đã nói và nộp đơn xin tư cách cư trí tị nạn nhưng không được chấp nhận tại Nhật Bản. Vào trước đó: Ngày 19/02/2016, lao động đi Nhật Bản - Bàn Phúc An (nhập cảnh ngày 1/12//2014) cũng đã bị Cơ quan QLXNC Sendai trục xuất về nước. Được biết Bàn Phúc An là Thực tập sinh kỹ năng đã tự ý bỏ hợp đồng ra ngoài làm việc bất hợp pháp từ ngày 25/6/2015. 4 lao động trên đã bị cảnh sát thành phố Aizu Bange tỉnh Fukushima bắt giữ trong khi đang làm việc tại một nhà máy thuộc thành phố vì tình nghi vi phạm luật nhập cảnh Nhật Bản (hoạt động ngoài tư cách cư trú, làm việc bất hợp pháp tại Nhật Bản) Tình trạng lao động Việt Nam đi thực tập sinh Nhật Bản nhập cảnh và cư trú, làm việc bất hợp pháp đang làm ảnh hưởng đến uy tín của lao động Việt Nam cũng như các chương trình hợp tác giữa 2 nước. Vậy nên Bộ LĐ rất quan tâm và chỉ đạo sát sao, có những biện pháp nhằm giảm thiểu tình trạng lao động bỏ trốn tại Nhật Bản. Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động đi Nhật Bản cũng cần đảm bảo chọn người lao động chất lượng đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp nước ngoài cũng như nâng cao chất lượng đào tạo người lao động đi làm việc.

4. Lời kết

Những thông tin trên đã phản ánh thực trạng hiện nay của người lao động và đưa ra những cảnh báo cần thiết cho các doanh nghiệp xuất khẩu lao động đi tu nghiệp sinh Nhật Bản và người lao động ở nước ngoài. Chúng tôi sẽ liên tục cập nhật những thông tin xuất khẩu lao động Nhật Bản, Đài Loan mới nhất để gửi tới tất cả các bạn. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết. Mọi phản hồi của quý bạn đọc vui lòng gửi bình luận phía dưới để tôi và các bạn tương tác tốt nhất.

Thứ Ba, 22 tháng 3, 2016

Thực tập sinh Nhật Bản: Công ty Nhật ồ ạt đầu tư vào Việt Nam

Thực tập sinh Nhật Bản: Công ty Nhật ồ ạt đầu tư vào Việt Nam Các bạn thực tập sinh có biết vì sao các công ty Nhật ồ ạt chạy sang Việt Nam đầu tư? Nếu muốn tìm hiểu cụ thể, mời các bạn đọc tiếp bài viết dưới đây để hiểu về các công ty Nhật và hướng đi của họ.

1. Lợi thế của Việt Nam đối với các công ty Nhật

Mới đây, theo thống kê của Nikkei Asian Review cho thấy: “Việt Nam ngày càng tăng cường được lợi thế cạnh tranh để trở thành trung tâm xuất khẩu của thế giới, thu hút nhiều dòng chảy vốn đầu tư nước ngoài. Trong số các nhà đầu tư Nhật Bản sang Việt Nam đầu tư có các công ty dệt may Nhật Bản”. Sau khi ký Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương được thông qua rất nhiều nhà sản xuất hy vọng có nhiều dự án đầu tư được thông qua. Việt Nam cũng là thành viên của TPP. Nên từ việc ký kết TPP đó sẽ thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu ở quốc gia Đông Nam Á này cũng như tăng cường thương mại hàng hải với Mỹ. Tại sao Nhật Bản lại đầu tư vào dệt may Việt Nam? - Đối với các công ty dệt may Nhật thì tay nghề xuất sắc của các công nhân Việt Nam đi thực tập sinh Nhật Bản là một điểm thu hút kể cả khi giá nhân công có cao hơn Bangladesh và Myanmar.

2. Xu hướng nam tiến ở Việt Nam là một thị trường màu mỡ đối với doanh nghiệp Nhật

Công ty Kuraray Trading, chi nhánh Osaka của nhà sản xuất sợi tổng hợp Kuraray sẽ đầu tư 300 triệu yên (khoảng 2,51 triệu USD) để lắp đặt dây chuyền sản xuất đồ thể thao ở thành phố Đà Nẵng – tại Trung tâm thương mại ở miền Trung Việt Nam. Theo công ty này dự kiến thì bắt đầu tháng 7/2016 đi vào sản xuất. Tại công ty Kuraray Nhật Bản sẽ sản xuất các sản phẩm quần áo thể thao, sử dụng vải nhập khẩu từ Nhật và xuất khẩu thành phẩm tới Mỹ. Việc sản xuất ở Việt Nam sẽ chiếm khoảng 60% trong tổng số công việc hình thành sản phẩm của Kuraray. Và Kuraray đang cân nhắc đầu tư hàng tỷ yên vào các hoạt động may mặc như dệt hay nhuộm vải ở khu vực Tp. Hồ Chí Minh.
Một công ty lớn khác đến từ Nhật Bản đó là Itochu. Công ty này đã xây dựng chi nhánh tại Việt Nam trước khi TPP được thông qua. Vào năm 2014, Itochu đã thành lập một nhà máy dệt may với năng suất hàng tháng lên tới 500.000 mét vải. Ngoài ra Itochu cũng sản xuất áo sơ mi dưới nhãn hiệu khác và xuất khẩu sang Mỹ và các thị trường khác. Itochu đã tăng năng suất của nhà máy lên gấp đôi và công ty Itochu cũng đang cân nhắc đầu tư và mở thêm các cơ sở khác để tăng cường khả năng đáp ứng nhanh nhu cầu của khách hàng. Tập đoàn sản xuất trên đã tăng cường năng lực sản xuất tại chi nhánh may địa phương ở Tp. Hồ Chí Minh xuất khẩu nhiều mặt hàng, tuyển thêm nhiều nhân viên lành nghề, có kỹ năng từ khắp nơi ở Đông Nam Á. Ngay cả nhà sản xuất sợi tơ Cotton Nhật Bản – Shikibo sẽ giảm khối lượng sản xuất ở nhà máy may Trung Quốc và tăng sản lượng nhà máy đối tác ở Việt Nam. Ngoài ra công ty này cũng bắt đầu có sự chuẩn bị đầu tư thêm sản xuất chăn ga , gối đệm ở Việt Nam. Điều nay cho thấy xu hướng nam tiến của các doanh nghiệp Nhật đang rất tập trung và có thiện chí mong muốn đầu tư vào Việt Nam giúp thúc đẩy năng lực sản xuất của Việt Nam.

3. Các bạn thực tập sinh Nhật Bản có thể thấy sức hấp dẫn từ Việt Nam

Dưới đây là một số thực tế từ các công ty Nhật Bản đang có ý định đầu tư vào Việt Nam để các bạn thực tập sinh Nhật Bản thấy rõ: - Công ty trong lĩnh vực sản xuất khác của Nhật Bản cũng đang có bước chuyển dịch từ Trung Quốc sang Việt Nam như: Công ty sản xuất đồng hồ Rhythm Watch. Có lẽ lý do lớn nhất mà các công ty Nhật Bản tăng cường đầu tưu vào Việt Nam là chi phí lao động chỉ bằng một nửa so với Trung Quốc. - Các nỗ lực của Chính phủ Việt Nam cũng là tiền đề tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam.

4. Lời kết

Trước những dự án từ phía Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam là một cơ hội lớn cho người lao động Việt Nam. Đặc biệt là người lao động nước ngoài đi thực tập sinh Nhật Bản khi trở về Việt Nam. Bạn đang muốn đi tu nghiệp sinh Nhật Bản nhưng chưa hiểu rõ về điều kiện đi làm việc. Các bạn vui lòng liên hệ trực tiếp đến văn phòng của Vinaeximco: CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ VIỆT NAM – VINAEXIMCO .,JSC – Số 86 – Kim giang kéo dài – Thanh liệt – Thanh trì – Hà nội – Điện thoại: 043 540 1286 | 0912 171 090 – Yahoo: Leductoan1977 | Skype: Leductoan1977 – Email: Ldtoan1977@gmail.com Những tin tức xuất khẩu lao động chúng tôi sẽ cập nhật thường xuyên để các bạn được biết nhiều hơn nữa. Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết.

Thứ Hai, 21 tháng 3, 2016

Tin vui cho thực tập sinh khi Nhật Bản sắp thoát giảm phát

Tin vui cho thực tập sinh Nhật Bản khi nước Nhật sắp thoát giảm phát Tin vui cho thực tập sinh Nhật Bản khi nước Nhật sắp thoát giảm phát khi mới đây thủ tướng Nhật Bản tuyên bố nước này “không còn ở trong giai đoạn giảm phát”

1. Tác động tới từ thông điệp của Thủ tướng Nhật Bản trong năm mới 


Nhật Bản trong năm 2016 này có nhiều thay đổi giúp người lao động đi xuất khẩu lao động nước ngoài có nhiều cơ hội hơn khi Chính phủ Nhật có nhiều chuyển biến hơn
Thông điệp của năm mới, Thủ tướng Shinzo Abe Nhật Bản tuyên bố nước này không còn ở trong giai đoạn giảm phát. Nhưng theo tờ Financial Times, phát biểu này của ông Abe mâu thuẫn với những thống kê gần đây cho thấy lạm phát của Nhật vẫn ở ngưỡng gần 0%. Theo đánh giá mà tờ báo trên đưa ra thì tuyên bố của người đứng đầu Chính phủ Nhật cho thấy sự “sốt sắng” của ông trong việc công bố thành quả kinh tế với công chúng. Theo đó, chương trình chấn hưng tăng trưởng mang tên Abenomics mà ông Abe theo đuổi đã bước sang năm thứ tư liên tục, và cuộc bầu cử Thượng viện Nhật sẽ diễn ra vào mùa hè năm nay. Nhưng đứng trước với những tuyên bố của ông Abe rằng Nước Nhật đang trên đà thoát khỏi giảm phát. Như thế tự ông đã đặt mình vào thế khó trong trường hợp nền kinh tế lớn thứ 3 trên thế giới chuyển xấu và đòi hỏi phải có thêm những gói kích thích nền kinh tế bổ sung khác.
Sau đó ông Abe thừa nhận: “Chúng tôi chưa hoàn toàn thoát khỏi giảm phát”. Nhưng tiền lương và đầu tư tăng. Đồng nghĩa với việc thoát khỏi giảm phát đang tới gần. Theo số liệu mới nhất, giá cả ở Nhật trong tháng 11 tăng 0,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Nếu không tính biến động giá thực phẩm và năng lượng, lạm phát lõi tháng 11 của Nhật là 0,9%. BOJ cho rằng sự tăng lên của lạm phát lõi phản ánh xu hướng tiến tới lạm phát, nhưng nhiều nhà phân tích lo ngại rằng đó chỉ là hiệu ứng nhất thời của đồng Yên xuống giá, và xu hướng này sẽ đảo chiều trước khi đạt mục tiêu lạm phát 2% mà BOJ đề ra. Bên cạnh đó, giá dầu thế giới giảm sâu cũng khiến việc Nhật Bản thoát giảm phát khó khăn hơn. Phát biểu tại cuộc gặp mặt năm tới của Hiệp hội Bảo hiểm nhân thọ Nhật Bản, ông Kuroda nói năm 2016 “chắc chắn là thời điểm hành động hay là chết” đối với nền kinh tế Nhật, đồng thời hứa sẽ nới lỏng thêm chính sách tiền tệ nếu cần thiết. Ông Kuroda có nói: “Chúng tôi sẽ làm bất kỳ việc gì cần thiết, và sẽ đạt mục tiêu lạm phát 2%”, Vào thời điểm mùa thu năm 2015 thì Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) đã khiến nhiều nhà phân tích ngạc nhiên khi không nới lỏng thêm chính sách tiền tệ. Bất chấp giới doanh nghiệp Nhật giảm kỳ vọng về lạm phát trong tương lai.
Những nỗ lực của Chính phủ Nhật đang cải thiện từng ngày, nên việc các bạn chọn lựa đi thực tập sinh Nhật Bản vẫn là một trong những thị trường năng động và tốt nhất hiện nay

2. Lời kết


Những thông tin được đưa ra khiến các chuyên gia kinh tế thế giới phân tích nước Nhật đang ở trong thời gian phục hồi. Nhất là đồng tiền Yên hiện đang có dấu hiệu tăng trưởng mạnh mẽ đang đạt mức 113 yên/ 1USD. Hiện nay chương trình đi thực tập sinh Nhật Bản đang tuyển nhiều người lao động. Nước Nhật hiện nay đang thiếu nguồn nhân lực phục vụ sản xuất trong nhà máy, các doanh nghiệp Nhật tuyển người lao động đi thực tập sinh Nhật với đa dạng ngành nghề. Như những năm trước là 65 ngành, đến nay là 71 ngành nghề. Bạn cần chúng tôi tư vấn đi theo chương trình tu nghiệp sinh đi Nhật Bản. Các bạn ứng tuyển mời liên hệ tới trực tiếp văn phòng của Vinaeximco: CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ VIỆT NAM – VINAEXIMCO .,JSC – Số 86 – Kim giang kéo dài – Thanh liệt – Thanh trì – Hà nội – Điện thoại: 043 540 1286 | 0912 171 090 – Yahoo: Leductoan1977 | Skype: Leductoan1977 – Email: Ldtoan1977@gmail.com Chúng tôi sẽ liên tục cập nhật tin tức văn hóa, sự kiện của Nhật Bản tới tất cả các bạn tu nghiệp sinh đang làm việc tại Nhật và những bạn ứng viên đang trong quá trình đào tạo tại Việt Nam

Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2016

Thực tập sinh Nhật Bản: Nhật Bản đầu tư vào nông nghiệp Việt Nam

Thực tập sinh Nhật Bản: Nhật Bản đầu tư vào nông nghiệp Việt Nam Các nhà doanh nghiệp Nhật Bản hiện nay, chọn Việt Nam là nước để phát triển và đầu tư vào nông nghiệp. Đọc bài viết dưới đây các bạn thực tập sinh Nhật Bản sẽ hiểu hơn tại sao lại chọn nước ta.

1. Lý do nào khiến Nhật Bản đầu tư mạnh vào lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam?

Thời gian gần đây, có nhiều nhà doanh nghiệp Nhật Bản đến và tìm hiểu cơ hội đầu tư vào nông nghiệp Việt Nam. Không chỉ có thế các đơn hàng tuyển người lao động Việt đi xuất khẩu lao động đi thực tập sinh Nhật Bản vào ngành nông nghiệp cũng tăng mạnh hơn các năm khác. Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn – Tiến sỹ Nguyễn Đỗ Anh Tuấn cho biết: “Nhật Bản đã vươn lên đứng thứ 2 trong số các nước đầu tư lớn vào Việt Nam, trong lĩnh vực nông nghiệp trong 2 năm trở lại đây rất mạnh mẽ”. Lĩnh vực nông nghiệp được Nhật Bản tìm hiểu kỹ và tăng cường đầu tư. Cho đến nay, có nhiều công ty, doanh nghiệp Nhật Bản đang rất quan tâm và đầu tư trồng rau quả, hoa tại nơi có môi trường thuận lợi như Lâm Đồng. Tập đoàn FPT cũng đã hợp tác với Tập đoàn Fujitsu của Nhật Bản để có thể đưa ra những giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin và viễn thông trong nông nghiệp của Fujitsu vào Việt Nam. Ý tưởng thực hiện kế hoạch này nhằm biến khu vực Mộc Châu trở thành thành phố Đà Lạt thứ 2. Đó là đầu tư thương mại vào nông nghiệp

2. Nhật Bản đầu tư vào nguồn nhân lực Việt Nam

Hiện nay, các chuyên gia Nhật Bản sang hướng dẫn nông nghiệp Iveetj Nam sản xuất nông nghiệp hoặc đưa thực tập sinh của Việt Nam sang Nhật Bản học và làm việc để thay thế người lao động già tại Nhật Bản. Việc đào tạo nguồn nhân lực Việt Nam đi thực tập sinh Nhật Bản đã giúp giải phóng một lượng lao động của Việt Nam ra khỏi khu vực nông nghiệp. Nhìn lại thực trạng nông nghiệp của Việt Nam, chúng ta đều thấy được nông nghiệp vẫn còn rất hạn chế như sản xuất manh mún, rủi ro cao, chủ yếu là hộ gia đình nhỏ lẻ,… không theo hợp tác xã. Và lý do để Nhật Bản thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư vào nông nghiệp trong thời gian qua: - Năm 2014, Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản đã có cuộc đối thoại cấp cao song phương về hợp tác nông nghiệp. Tháng 8/2015 cả 2 nước đã phê duyệt đề án: “Tầm nhìn trung và dài hạn” để thiết lập “Chuỗi giá trị nông sản tại Việt Nam”. Đề án này gồm: sản xuất nông nghiệp, vận chuyển, lưu thông, chế biến và tiếp thị… tạo điều kiện cho các doanh nghiệp của 2 nước đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. - Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đưa ra chính sách chiến lược mới về nông nghiệp là: “Làm sống lại được xuất khẩu nông nghiệp thay vì chỉ trợ giá, trợ cấp để tự túc lương thực như trước đây.” . Nhật Bản là nước tuy không có lợi thế để phát triển nông nghiệp nên các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ tranh thủ tìm kiếm các nước có điều kiện tự nhiên thuận lợi và điều kiện tự nhiên của Việt nam là một lựa chọn tương đối thích hợp của doanh nghiệp Nhật Bản.
- Nhật Bản là nước hứng chịu nhiều thiên tai như: động đất, sóng thần, núi lửa, lũ, bất cứ lúc nào cũng có thể xảy ra. Vậy nên họ luôn muốn tìm kiếm cơ hội vào những môi trường khác phát triển hơn nhằm giảm bớt rủi ro. Khi Việt Nam tham gia vào TPP thì Nhật Bản cũng là nước có trình độ khoa học công nghệ cao, nhưng về mặt nông nghiệp lại bị hạn chế. Sau khi gỡ bỏ hàng rào bảo hộ nông nghiệp theo cam kết TPP sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp Nhật Bản chuyển nguồn đầu tư vào Việt Nam. Họ sẽ sử dụng vốn, khoa học kỹ thuật để đầu tư vào nông nghiệp nước ta. Sau đó sẽ xuất khẩu sản phẩm vào chính thị trường của Nhật Bản. TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn cũng nhấn mạnh: Việc một số doanh nghiệp của Nhật Bản còn thuê đất thông qua một số người quản lý của Việt Nam để lấy đất trồng rau, hoa… cũng cần có chính sách mới để quản lý tốt hơn tài nguyên đất, tránh tình trạng một số doanh nghiệp “thâu tóm” hết đất của người dân nghèo, ảnh hưởng tới sinh kế của họ

3. Đại diện doanh nghiệp Nhật Bản nói gì?

Trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) – Ông Mori Mutsuya tại Việt Nam nói rằng: Ông chưa an tâm khi ăn rau Việt Nam. Điều này chứng tỏ vấn đề an toàn thực phẩm tại Việt Nam vẫn đang nhức nhối và cần được quan tâm nhiều hơn nữa. Khi các nhà doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam thì người lao động Việt sẽ có được kiến thức về khoa học công nghệ ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp. Và những bạn đi thực tập sinh ở Nhật Bản trở về là nguồn nhân lực tốt nhất giúp đất nước phát triển. Tại những nơi Nhật Bản đầu tư thì các chuyên gia người Nhật cũng sẽ đào tạo cho người lao động về kỹ năng cũng như nâng cao trình độ sản xuất cho nông dân Việt Nam. Người Nhật Bản khi đầu tư bất cứ một thị trường nào họ cũng sẽ góp phần mở rộng thị trường cho các sản phẩm nông sản. Khi Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam sẽ giúp cho nước ta có thêm vốn và dòng ngoại tệ vào Việt Nam cũng tăng theo.

4. Lời kết

Ngành nông nghiệp của Nhật Bản chủ yếu họ sử dụng máy móc công nghệ hiện đại để đầu tư và giảm chi phí về nguồn nhân lực là chủ yếu. Nhưng do quỹ đất về nông nghiệp ở Nhật Bản còn hạn chế. Họ đã chuyển đầu tư sang Việt Nam vì điều kiện tự nhiên của Việt Nam tốt hơn Nhật. Những bạn ứng viên của Việt Nam nếu đang đi tu nghiệp sinh Nhật Bản thì hãy tranh thủ học hỏi khoa học công nghệ của nước Nhật để khi về Việt Nam sẽ là một môi trường tốt để các bạn phát triển. Vinaeximco sẽ luôn cập nhật tin tức nông nghiệp, văn hóa, tin tức xuất khẩu lao động với các đơn hàng tốt nhất để gửi đến tất cả các bạn. Cảm ơn các bạn đã quan tâm bài viết.

Thứ Năm, 17 tháng 3, 2016

Thực tập sinh Nhật Bản: Lao động Việt đi làm chui kêu cứu ở Nhật

Thực tập sinh Nhật Bản: Lao động Việt đi làm chui kêu cứu ở Nhật Lao động Việt đi xuất khẩu chui kêu cứu ở Nhật dấy lên cảnh báo cho nhiều người về việc bị các đối tượng xấu đưa đi xuất khẩu hứa hẹn những thứ tốt đẹp tại Nhật. Với những lý do đưa ra: Bị cấm ăn thịt, cá, trứng, bữa cơm chỉ có rau và chỉ được phép nấu gần 4kg gạo một bữa cho 43 người ăn. Lao động Việt tại Nhật Bản đã bức xúc gửi đơn kêu cứu.

1. Thông tin người lao động đi thực tập sinh Nhật Bản kêu cứu tại Nhật

Một Facebook người Việt đi xuất khẩu lao động ở Nhật Bản vừa đăng tải những hình ảnh nơi ở và đơn của 43 người Việt Nam đang làm việc tại Nhật Bản gửi đến Ban bảo hộ công nhân thuộc Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản. Theo nội dung đơn tố cáo thì những lao động này qua Nhật với diện kỹ sư theo sự tuyển chọn trực tiếp từ một công ty con của Freesia House Corporation (6-8-3 Sotokanda Chiyoda-Ku, Tokyo, Nhật Bản). Mức lương mà công ty ghi trên mạng internet quy ra tiền Việt là 30 triệu đồng sau khi trừ hết các khoản chi phí sinh hoạt khác. Nhưng thực tế người lao động sang Nhật Bản là làm việc chân tay và công ty xuất khẩu lao động đã lách luật. Khi sang đến Nhật Bản, họ phải di chuyển về tỉnh Iwate – nằm ở miền Bắc nước Nhật và làm việc tại công ty khác mang tên Seinan.


Facebooker cho biết: Mỗi lao động làm việc tại đây phải trả 39.000 yên tiền thuê nhà và 8.000 yên tiền điện nước (tính ra gần 10 triệu đồng). Số tiền bị trừ trực tiếp khi công ty chuyển lương vào tài khoản ngân hàng. Các công nhân kêu cứu và viết đơn gửi tới Đại sứ quán. Họ phải đóng tiền ăn bữa trưa nhưng công ty chỉ trích ra khoảng 60% để mua. 43 người chỉ được phép nấu gần 4kg gạo mỗi bữa. Đặc biệt còn trái khoái hơn nữa, người lao động Việt còn bị công ty cấm ăn cá, thịt, trứng vì bị cho là có hại cho sức khỏe. Các chế độ bảo hộ lao động trong môi trường làm việc độc hại gần như không có và phải sống trong điều kiện sinh hoạt khá tồi tàn

2. Sự vào cuộc từ Cục Quản lý lao động ngoài nước

Thông tin này ngay lập tức được vào cuộc của Cục Quản lý lao động ngoài nước về những bức xúc đã xảy ra đối với người lao động đi thực tập sinh Nhật Bản, đi theo diện kỹ sư,… Phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước trực thuộc Bộ Lao động thương binh và xã hội cho biết: Cục mới nắm được thông tin ban đầu và cũng chỉ qua mạng xã hội. Cục Quản lý lao động ngoài nước đã đề nghị Ban quản lý lao động Việt Nam tại Nhật Bản xác minh thêm sự việc trong thời gian ngắn nhất. Ông Nam cho biết: Nếu đúng như những thông tin trên mạng là chính xác thì 43 lao động được nêu trên đi sang Nhật Bản theo diện tự túc. Họ đi theo dạng visa lao động là kỹ sư, không phải thuộc dạng thực tập sinh. Đại diện Cục Quản lý lao động ngoài nước cho hay: Theo quy định, những lao động trên tự ý ký hợp đồng với phía Nhật để sang làm việc theo dạng kỹ sư phải bảo cáo với Sở Lao động – Thương Binh và xã hội địa phương, xong họ chưa thực hiện.

3. Lời kết

Với những thông tin mới nhất trên đây để gửi đến các bạn tu nghiệp sinh một điều là: Nếu các bạn có ý định đi làm việc tại Nhật Bản, nên chọn các công ty xuất khẩu lao động uy tín nhất trực thuộc sự quản lý của Bộ Lao động – Thương Binh và Xã hội. Chúng tôi sẽ luôn cập nhật những tin tức xuất khẩu lao động, tin tức thời sự về đất nước Nhật Bản để các bạn thực tập sinh, du học sinh được biết. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết này.