Thứ Tư, 23 tháng 3, 2016

Giảm tình trạng thực tập sinh bỏ hợp đồng ở Nhật Bản

Giảm tình trạng thực tập sinh bỏ hợp đồng ở Nhật Bản Hiện nay tình trạng thực tập sinh bỏ hợp đồng ở Nhật Bản đang tăng cao. Nguyên nhân do đâu? Các bạn cùng xem và đón đọc bài viết tại đây để hiểu rõ.

1. Những thống kê về thị trường trọng điểm người lao động đi thực tập sinh Nhật Bản

Trong năm 2015, Việt Nam đã đưa được hơn 27.000 lao động đi làm việc tại Nhật Bản. Chiếm 23,23% trên tổng số lao động đi xuất khẩu lao động nước ngoài của năm và tăng 136,6% so với năm 2014. Theo thống kê hiện nay thì Việt Nam là nước đã đưa được 100.000 lao động sang làm việc tại Nhật Bản. Bắt đầu từ năm 2014, Chính phủ Nhật Bản đã đồng ý mở rộng tăng từ 68 lĩnh vực ngành nghề lên 71 ngành nghề đi thực tập sinh Nhật Bản. Trong đó có cả Việt Nam. Năm 2016 là năm mà Việt Nam coi Nhật Bản là thị trường trọng điểm trong ngành xuất khẩu lao động do lượng tuyển dụng lao động Việt nam đang tăng và mức thu nhập cao mà thị trường Nhật Bản mang lại

2. Biện pháp của Cục Quản lý lao động và Bộ LĐTB và XH

Những biện pháp của Cục Quản lý lao động ngoài nước và của Bộ lao động triển khai nhằm phát triển và ổn định thị trường xuất khẩu lao động sang Nhật Bản. - Bộ cũng khuyến cáo người lao động đi thực tập sinh Nhật Bản nên tuân thủ luật pháp khi làm việc tại Nhật Bản như: + Không nên nhập cảnh trái phép với mục đích sang Nhật tìm việc bằng các con đường không chính thống như: du học, du lịch trá hình rồi bỏ trốn ra ngoài làm việc bất hợp pháp.
+ Những trường hợp đi thực tập sinh theo chương trình thực tập sinh kỹ năng hợp pháp nên về nước đúng hạn để tránh những rủi ro không đáng có như: Làm việc nặng, điều kiện làm việc không đảm bảo, không được hưởng bảo hiểm, không được trả lương thỏa đáng, không được pháp luật bảo vệ và bất cứ lúc nào cũng có thể bị cảnh sát bắt giữ trục xuất và không có cơ hội quay trở lại làm việc.

3. Tình trạng lao động đi thực tập sinh bỏ trốn ngày càng gia tăng.

Mới đây ngày 22/02/2016, Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Nhật Bản nhận được thông tin trường hợp 3 người Việt Nam bao gồm: + Phạm Anh Tuấn (nhập cảnh ngày 1/12/2014) + Vũ Ba Ban (nhập cảnh ngày 15/4/2014); + Trần Vân Anh (nhập cảnh ngày 1/12/2014; Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh thành phố Sendai tỉnh Miyagi Nhật Bản phát hiện và trục xuất về nước. Mặc dù 3 người trên đã nói và nộp đơn xin tư cách cư trí tị nạn nhưng không được chấp nhận tại Nhật Bản. Vào trước đó: Ngày 19/02/2016, lao động đi Nhật Bản - Bàn Phúc An (nhập cảnh ngày 1/12//2014) cũng đã bị Cơ quan QLXNC Sendai trục xuất về nước. Được biết Bàn Phúc An là Thực tập sinh kỹ năng đã tự ý bỏ hợp đồng ra ngoài làm việc bất hợp pháp từ ngày 25/6/2015. 4 lao động trên đã bị cảnh sát thành phố Aizu Bange tỉnh Fukushima bắt giữ trong khi đang làm việc tại một nhà máy thuộc thành phố vì tình nghi vi phạm luật nhập cảnh Nhật Bản (hoạt động ngoài tư cách cư trú, làm việc bất hợp pháp tại Nhật Bản) Tình trạng lao động Việt Nam đi thực tập sinh Nhật Bản nhập cảnh và cư trú, làm việc bất hợp pháp đang làm ảnh hưởng đến uy tín của lao động Việt Nam cũng như các chương trình hợp tác giữa 2 nước. Vậy nên Bộ LĐ rất quan tâm và chỉ đạo sát sao, có những biện pháp nhằm giảm thiểu tình trạng lao động bỏ trốn tại Nhật Bản. Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động đi Nhật Bản cũng cần đảm bảo chọn người lao động chất lượng đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp nước ngoài cũng như nâng cao chất lượng đào tạo người lao động đi làm việc.

4. Lời kết

Những thông tin trên đã phản ánh thực trạng hiện nay của người lao động và đưa ra những cảnh báo cần thiết cho các doanh nghiệp xuất khẩu lao động đi tu nghiệp sinh Nhật Bản và người lao động ở nước ngoài. Chúng tôi sẽ liên tục cập nhật những thông tin xuất khẩu lao động Nhật Bản, Đài Loan mới nhất để gửi tới tất cả các bạn. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết. Mọi phản hồi của quý bạn đọc vui lòng gửi bình luận phía dưới để tôi và các bạn tương tác tốt nhất.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét