Thứ Tư, 30 tháng 12, 2015

Thực tập sinh Nhật Bản – Cách ứng xử trong văn hóa của người Nhật

Tính cách và cách ứng xử trong văn hóa của người Nhật Bản luôn được các nước trên thế giới ca ngợi về sự lịch thiệp. Để hiểu hơn về văn hóa Nhật mời các bạn đọc bài viết dưới đây.

I. Thực tập sinh Nhật Bản tìm hiểu cách ứng xử trong văn hóa của người Nhật

Đến Nhật Bản đi xuất khẩu lao động các bạn sẽ được tiếp xúc nhiều hơn với người Nhật từ cấp quản lý đến người dân bản địa sống xung quanh. Trong văn hóa Nhật Bản, suy nghĩ và tính cách chung trong xã hội của người Nhật thường bảo thủ hơn so với những người sống trong xã hội Mỹ hoặc Phương Tây. Người Nhật sẽ dễ dàng yêu quý bạn nếu các bạn thực tập sinh thể hiện mình là một con người lễ độ và khiêm tốn.

II. Nguyên tắc cần lưu ý khi sang làm việc tại Nhật Bản

1. Tiền típ là tiền gì?

Việc các bạn thực tập sinh Nhật Bản đi vào nhà hàng hay quán bar tại những nước phương Tây thì khách hàng thường để lại tiền bo (tiền típ) cho nhân viên. Nhưng đến Nhật Bản thì việc này hoàn toàn không cần thiết, đôi khi nó lại trở thành việc làm phản tác dụng và không tôn trọng nhân viên nhà hàng và làm cho nhân viên hiểu rằng họ phục vụ bạn chưa chu đáo. Các bạn thực tập sinh trả thêm tiền tip giống như là một sự chế giễu hoặc không hài lòng với việc nhà hàng phục vụ bạn.
Hình ảnh các bạn nhìn thấy là một tờ hóa đơn có ghi: Gửi đến những khách hàng tại Nhật, nhân viên của chúng tôi hoàn toàn hài lòng với mức lương của họ. Vì vậy, việc thưởng thêm là không chấp nhận

2. Họ thể hiện sự tôn trọng và đánh giá cao

Văn hóa Nhật Bản của người Nhật cho rằng sự ghi nhớ để cảm ơn kể cả đối với những sự giúp đỡ nhỏ chính là một trong những con đường ngắn nhất để có thể lấy lòng họ. Người Nhật họ không quan tâm đến việc họ nhận được những lời cảm ơn của tập thể.Chính vì vậy, nếu họ giúp đỡ bạn điều gì thì các bạn thực tập sinh Nhật Bản hãy thể hiện sự biết hơn của bạn qua một tờ giấy ghi chú là điều đơn giản nhất. Một tấm bưu thiếp hoặc một món quà nhỏ là cách tốt nhất để thực tập sinh thể hiện sự cảm ơn.

3. Chào nhau trong giao tiếp

Việc người Nhật cúi chào nhau khi gặp mặt hay trước khi diễn ra bất cứ một nghi thức hay hoạt động nào là việc thường thấy trong văn hóa của người Nhật. Và việc chào như thế nào, góc độ chào được quy định chặt chẽ dựa vào thứ bậc và tuổi tác , địa vị xã hội hiện tại của người đó. Đôi khi bắt tay cũng được chấp nhận trong việc chào hỏi của người Nhật thay cho sự cúi chào. Trước khi sang Nhật các bạn thực tập sinh sẽ được trung tâm hoặc trường đào tạo đi xuất khẩu lao động dạy về tư thế và tác phong làm việc chuyên nghiệp của người Nhật giúp bạn tự tin phỏng vấn hơn.

4. Cách dùng đũa

Trong văn hóa của người Nhật, thực tập sinh Nhật Bản không nên để đũa đặt trực tiếp lên trên bàn cơm vì đây được coi là hành vi chỉ dành cho người đã mất. Và một điều nữa là bạn không nên gắp thức ăn của người khác hay dùng đũa của người khác để gắp thức ăn. Việc sử dụng đũa của người Nhật còn có nhiều quy tắc nữa. Những quy tắc ấy cũng khong khác gì người Việt Nam: không ngậm đũa, không bới tung đồ ăn, không liếm đũa....Vì vậy, thực tập sinh Việt Nam cũng không phải nghĩ rằng nó qua phức tạp.

5. Giày dép

Bạn phải cởi giầy dép của mình trước khi bước vào nhà hay đền thờ tại Nhật. Dép đi trong nhà thường được để sẵn trước đó, nhưng hãy nhớ chỉ có chân trần hoặc dép mới được phép đi trên tatami (chiếu rơm) Khi bạn đi giày, không được để hai chân cham sàn nhà và khi cởi giầy dép hãy đặt chúng ngay ngắn. Đây là những phép lịch sự tối kỵ trong văn hóa Nhật Bản Tất cả giày dép phải để bên ngoài trước khi bước vào nhà

6. Gọi tên trong giao tiếp

Người Nhật hiếm khi chỉ sử dụng tên gọi đơn thuần khi giải quyết các vấn để với đồng nghiệp hoặc người quen. Họ hay thường sử dụng những từ cuối thêm vào sau khi nói tên nhằm tăng tính lịch sự và thân mật như san (ông / bà.) Hoặc sensei (cho các bác sĩ, giáo viên, chính trị gia) sau tên. Nhớ rằng luôn luôn sử dụng sensei khi muốn ai đó hướng dẫn hay giúp đỡ các bạn nhé.

7. Câu nói khi ăn ở Nhật

Khi đến nhà một người Nhật dùng cơm thì khi thức ăn đã đặt trên bàn hay bạn đã ngồi xuống thì người Nhật hay nói “ itadakimasu” nghĩa đen có nghĩa là “ chúng ta hãy ăn thôi”. Và khi vào cuối bữa ăn thì họ thường nói "gochisosama deshita (Cảm ơn bạn cho bữa ăn tuyệt vời). Đây là những câu nói thể hiện sự tôn trọng và biết ơn đối với gia chủ. Điều này một lần nữa thể hiện sự thích được đánh giá cao hay sự biết ơn của người Nhật.

8. Thăm các gia đình Nhật Bản

Nếu bạn được mời đến nhà của một gia đình khác, hãy lịch sự mang lại một omiyage (một món quà nhỏ như bánh ngọt, trái cây, hoặc đồ ăn nhẹ) và để chào đón cả gia đình

Lời kết

Những thông tin về văn hóa, sự kiện, tin tức xuất khẩu lao động của người Nhật sẽ luôn được chúng tôi cập nhật để gửi tới tất cả các bạn. Chúc các bạn đi tu nghiệp sinh học tập và làm việc tốt tại Nhật Bản. Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết này

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét