Thứ Hai, 2 tháng 11, 2015

Thưc tập sinh nên tránh xa những tệ nạn xã hội tại Nhật

Những tệ nạn xã hội ở Nhật, các thực tập sinh Nhật Bản nên tránh khi đi làm việc tại đây.

1. Ăn cắp vặt tại Nhật thực tập sinh không nên làm

Ở Nhật, con người Nhật rất thật thà, và có tình hình an ninh tốt. Nhưng vấn đề nhập cư của những người nước ngoài khiến vấn nạn ăn cắp tăng cao. Như chúng ta đều biết, Nhật là đất nước có nền kinh tế phát triển đứng thứ 3 trên thế giới. Một đất nước phát triển đòi hỏi nó cũng có một số hạn chế nhất định nếu không tỉnh ra, bạn rất dễ xa đà vào nó. Mới đây, việc một số người Việt đi xuất khẩu lao động ăn trộm tại Nhật đã gây ra ảnh hưởng xấu và tai tiếng đến cộng đồng người lao động Việt đang làm việc đây. Đó là những người Việt bị nghi ngờ đã ăn cắp một số lượng lớn mỹ phẩm trong các hiệu thuốc ở tỉnh Kagawa. Việc một nữ tiếp viên của Vietnam Airlines bị bắt ở cuối tháng 3, do cảnh sát Nhật nghi ngờ cô đã mua hàng có nguồn gốc trộm cắp từ Nhật Bản về Việt Nam; uy tín của người Việt Nam tại Nhật đang xuống thấp hơn bao giờ hết Nhiều bạn chỉ vì ăn cắp một bó rau tại Nhật cũng bị đuổi về nước. Việc làm này sẽ khiến các bạn không những không giúp được gì cho tương lai bản thân mà còn có nguy cơ trả một số tiền nợ lớn bố mẹ các bạn vay mượn cho bạn đi thực tập sinh tại Nhật.

2. Tránh xa những phố đèn đỏ tại Nhật

Nhật được xem là một đất nước an toàn với tỉ lệ tội phạm thuộc diện thấp nhất thế giới. Nhưng đến đây, các bạn thực tập sinh Nhật Bản cần tránh xa một số địa điểm nổi tiếng tại Nhật đó là Kabukicho, Roppongi, Ueno, Đền Yasukuni,...

* Kabukicho: 


Nơi đây được coi là phố đèn đỏ nổi tiếng của Nhật Bản. Nơi đây có Kabukicho hố đèn đỏ nổi tiếng của Nhật Bản. Các hoạt động kinh doanh làm ăn nơi đây hết sức mờ ám. Cảnh sát thường xuyên đi tăng cường tại khu vực này. Đây là khu vực kém an toàn nhất tại Tokyo.

* Kasumigaseki: 


Đây là nơi tập trung các tòa nhà chính phủ Nhật nên nó khá nhạy cảm vì thu hút nhiều người biểu tình, mặc dù các buổi biểu tình thường có kỷ luật và trật tự. * Roppongi: Nhiều người cảnh báo rằng người dân không nên lui đến các các quán bar, vũ trường ở Roppongi bởi tình trạng "chặt chém" khách hàng cũng như tình trạng trộm cắp, mất an toàn tại Roppongi

* Đền Yasukuni:


Nơi đây là điểm nóng chính trị, nơi đây thường xuyên xảy ra các cuộc biểu tình với nhiều tổ chức khác nhau. Nếu thực tập sinh thấy có nhiều cảnh sát ở khu vực này thì tốt nhất là bạn nên tránh xa. * Ueno: Người Nhật đánh giá Ueno là một nơi nguy hiểm bởi tại nơi đây khá phức tạp. Trên đây là những khu vực có nhiều bất ổn cũng như tệ nạn nên khi sang Nhật đi xuất khẩu lao động các bạn cũng không nên tới để tránh gặp những phiền phức ngoài ý muốn.

3. Sa đà vào lối sống hình thức, vật chất

- Sang nước Nhật để xuất khẩu lao động theo phương diện nào đi chăng nữa, thực tập sinh cũng sẽ có cơ hội biết được các thương hiệu thời trang nổi tiếng mà lâu nay bạn chỉ đọc trên báo,... Dẫn đến các bạn thực tập sinh bị ảnh hưởng bởi các xu hướng tiêu dùng mới. Nhiều khi chỉ bắt 1 chuyến tàu điện ngầm cũng đủ cho bạn cập nhật những công nghệ mới nhất, chương trình khuyến mại hấp dẫn. Lúc này có thể bạn sẽ không làm chủ được túi tiền của mình mà chi vô tội vạ.

4. A dua theo thói hư tật xấu

- Dù có nổi loạn cỡ nào bạn cũng cần có mức độ. Nhưng nhiều nữ thực tập sinh Việt Nam có thói quen đốt thuốc chỉ sau 1 năm sang nước ngoài. - Hút thuốc, uống rượu, đi bar liên tục chính là cạm bẫy phổ biến trong giới du học sinh , thực tập sinh - Từ một người hiền lành, bạn lại trở thành một người không thể thiếu trong các cuộc nhậu nhẹt cùng với bạn bè xấu gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Những nơi này là dịp để những kẻ xấu bày trò quấy rối, làm hại bạn, khi bạn có một mình Nếu bạn cần chúng tôi tư vấn về tu nghiệp sinh/ thực tập sinh đi Nhật Bản, mời bạn liên hệ: CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ VIỆT NAM – VINAEXIMCO .,JSC – Số 86 – Kim giang kéo dài – Thanh liệt – Thanh trì – Hà nội – Điện thoại: 043 540 1286 | 0912 171 090 – Yahoo: Leductoan1977 | Skype: Leductoan1977 – Email: Ldtoan1977@gmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét