Thứ Hai, 16 tháng 11, 2015

Thực tập sinh học người Nhật cách gìn giữ đồng tiền

Thực tập sinh có biết vì sao người Nhật lại biết cách gìn giữ đồng tiền, và đất nước Nhật trở lên giàu có và phát triển kinh tế vượt bậc?

1. Câu chuyện về cách gìn giữ đồng tiền ở Nhật gửi tới thực tập sinh.

Hôm nay mình xin kể cho các bạn đang có ý định đi xuất khẩu lao động theo diện Thực tập sinh Nhật Bản nghe một câu chuyện về gia đình sống ở Nhật. Chuyện là cả gia đình bé Masao đi shopping, đến đoạn thanh toán thì bố của Masao phải làm, vì Mẹ của Masao còn bận bế bé. Anh chồng muốn lấy cái point card trong ví của mẹ để được tích điểm giảm giá thêm co lần mua sau mà tìm hoài không thấy, mới mắng mẹ Masao một trận vì tội để ví lộn xộn, tiền card lẫn lộn. Và thế là 2 vợ chồng lại được dịp thảo luận về văn hóa đối xử với đồng tiền của người Nhật Bản. Hai vợ chồng có xem trên TV về một bà thầy bói nổi tiếng của Nhật được mời lên chương trình TV khám phá ví của mấy ngôi sao truyền hình đã từng phán rằng: Về ý nghĩa tâm linh, ví tiền phản ánh nhiều về số mệnh của con người. Ai mà ví tiền ngăn lắp chỉnh chu, tiền phẳng phiu, phân loại rõ ràng thì người ấy sẽ có tài chính vững mạnh. Ai mà tiền nong lộn xộn thì tiền không vào. Nghe thì có vẻ không liên quan, nhưng thực ra thì cũng dễ hiểu thôi. Người kỹ lưỡng với đồng tiền ắt họ sẽ trân trọng tiền bạc và quản lý tốt nó. Ai mà để tiền lộn xộn ắt không nắm rõ tài chính của mình, tiêu pha vô lối, thành ra không thể giàu có vững mạnh. Có thể nói đa phần người Nhật đều đối xử rất “tử tế” với đồng tiền của mình, nên cũng chính vì thế đó các bạn thực tập sinh Nhật Bản cũng nhận thấy đất nước của họ giàu có như ngày nay. Người Nhật không bao giờ để tiền lộn xộn theo kiểu tờ này xuôi tờ kia ngược, mà các tờ tiền thường được xếp theo cùng 1 chiều khi sử dụng. Khi đi rút tiền ở cây ATM, thanh toán và nhận lại tiền thối ở siêu thị hay các trung tâm mua sắm, tiền bao giờ cũng được xếp chỉn chu như vậy từ máy hay từ người bán hàng để bạn có thể dễ dàng cho vào ví mà không cần sắp xếp lại. Sắp xếp tiền cho ngay ngắn để trả cho khách cũng là một trong những kỹ năng mà những người bán hàng ở Nhật được đào tạo rất kỹ. Người Nhật cũng không có thói quen nhét tiền vào túi quần một cách tùy tiện hoặc vò, gấp tiền. Đồng tiền luôn được cho cẩn thận trong ví, trong phong bì và giữ chỉn chu để không bị hỏng. Đó chính là lý do ở Nhật loại ví ngắn thường không bán chạy bằng ví dài, vì ví ngắn khiến cho tiền bị cong lên khi gập lại và không phẳng phiu. Các bạn thực tập sinh có thể thấy người Nhật thường không có thói quen gập tiền lại và cũng không có chuyện coi thường tiền lẻ. Ví dụ, như đồng 1 Yên, tính ra theo tỷ giá hiện giờ là 200 VNĐ, vẫn được lưu hành bình thường dù giá trị không lớn và để riêng rẽ thì không thể mua được gì. Và người Nhật trả lại tiền cũng rất thể hiện sự trân trọng với đồng tiền.

2. Một câu chuyện khác dạy con về tiền bạc của người Nhật

Có một câu chuyện nhỏ tôi muốn kể cho các bạn thực tập sinh nghe về nước Nhật
Khi xảy ra cơn địa chấn khủng khiếp 11/3, một người mẹ Nhật có con đi học ở trường. Bé về nhà xin mẹ đồng 1Y để mang đến trường quyên góp ủng hộ người dân vùng bị thiên tai. Chị ấy hỏi con: Mẹ có cả đồng 5, 10, 50 Y nữa đấy. 100 cũng có. Nhưng con gái nói: “Cô giáo dặn chỉ mang đến những đồng 1 xu thôi, vì nếu lấy tiền to thì ở nhà mọi người hết tiền để dùng”. Toàn trường quyên góp được tổng cộng hơn 8.000 Y. Nhà trường muốn dạy các bé rằng, khi tặng ai món gì, nên xuất phát tự tấm lòng, không quan trọng giá trị nhiều hay ít.

3. Lời kết

Qua câu chuyện này, mình mong muốn các tu nghiệp sinh / thực tập sinh Nhật Bản có thể bỏ ra chút thời gian nhìn lại ví tiền của mình, và hy vọng rằng các bạn sẽ có một tương lai tài chính tốt đẹp hơn nhờ cách quản lý tiền bạc ngay từ những chuyện nhỏ nhất nhé

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét