Thứ Hai, 18 tháng 1, 2016

Thực tập sinh Nhật Bản - Phu nhân Nhật Bản muốn trồng cây gai dầu

Người Nhật đặc biệt rất quan tâm đến thiên nhiên, mới đây Đệ nhất Phu nhân Thủ tướng Abe Nhật Bản cân nhắc muốn trồng cây gai dầu. Ẩn chứa trong cây gai dầu là những gì? Mời các bạn thực tập sinh Nhật Bản và bạn đọc cùng đón đọc bài viết.

1. Thực tập sinh Nhật học người Nhật các phục hồi truyền thống văn hóa

Thông tin chúng tôi mới nhận được về nước Nhật vô cùng thú vị muốn gửi tới các bạn đi xuất khẩu lao động, du học sinh Việt Nam. Đó là Phu nhân Thủ tướng Abe trong cuộc phỏng vấn với một tạp chí Nhật cho biết bà đang cân nhắc trở thành một nông dân trồng cây gai dầu để giúp phục hồi truyền thống văn hóa này. Theo WSJ, tạp chí SPA trích lời bà Abe cho biết, bà vốn quan tâm tới việc trồng cây gai dầu và đang cân nhắc xin phép được trồng loại cây này sau khi nghiên cứu về lịch sử của nó. "Gai dầu là một loài cây mà tất cả các bộ phận của nó đều hữu dụng", bà Abe nói. Cho dù chưa được phép ứng dụng vào chữa trị y tế ở Nhật Bản, nhưng theo bà, nó có thể được đưa vào sử dụng thực tiễn rộng rãi vì mục đích y tế. Gai dầu (hemp) và cần sa (marijuana) cùng một họ, và Nhật Bản luôn duy trì chính sách cứng rắn với cây cần sa. Luật kiểm soát Cannabis (họ Cần sa) ban hành năm 1948 cấm nhập khẩu, xuất khẩu, nuôi trồng và mua bán cần sa. Tuy nhiên trước đó, gai dầu là cây được trồng phổ biến tại Nhật Bản, được sử dụng làm sợi dệt vải và trong các nghi lễ triều đình. Hiện có vài trang trại được phép trồng gai dầu tại Nhật, nhưng rất hiếm và yêu cầu giấy phép đặc biệt. Mới đây có một thông tin về 2 người lao động Việt đi xuất khẩu lao động Nhật Bản, tự ý trồng cây cần sa (một họ khác của cây gai dầu) trong nhà không được cấp phép để điều chế ma túy tổng hợp và bị cảnh sát Nhật bắt giữ.

2. Khái quát về cây gai dầu

Những thông tin về loài cây này sẽ khiến các bạn thực tập sinh Nhật Bản ngạc nhiên khi cây gai dầu này lại được nhiều người lựa chọn nó trong y học. Cây gai dầu (thuộc một họ của cây cần sa, danh pháp khoa học: Cannabis). Nó còn có những tên gọi khác là gai mèo, lanh mèo, lanh mán, đại ma, hỏa ma, bồ đà. Gai dầu là một chi thực vật có hoa bao gồm ba loài Cannabis sativa L, Cannabis indica Lam., và Cannabis ruderalis Janisch. Ba loài này là thực vật với bản địa ở Trung Á, tiểu lục địa Ấn Độ và các khu vực xung quanh. Các loài trong chi Cannabis đã được gieo trồng từ lâu để lấy sợi, hạt, dầu gai dầu, nhưng cũng được dùng để trị bệnh hoặc sử dụng như là một loại chất ma túy Trong cần sa có những chất có thể được dùng để chữa bệnh được gọi chung là cannabinoid. Chủ yếu được nghiên cứu và được dùng để trị bệnh là 2 chất Δ9-Tetrahydrocannabinol (THC) và Cannabidiol (CBD). Cần sa có thể điều trị tăng nhãn áp. Tuy nhiên, tác dụng chỉ kéo dài 3-4 giờ. Tác dụng phụ khá nhiều: làm mắt khô, giảm độ điều tiết, hạ huyết áp tư thế đứng, ung thư. Hiện nay các nhà bào chế thuốc đang nghiên cứu loại thuốc nhỏ mắt từ cây có họ với cần sa để giảm tác dụng phụ. Theo các nghiên cứu tại Đại học Complutense ở Madrid và Viện nghiên cứu Cajal (Tây Ban Nha), các hoạt chất trong cần sa (gọi chung là cannabinoid) có thể làm giảm triệu chứng viêm sưng trong bệnh lẫn Alzheimer và từ đó làm chậm sự suy thoái của hệ thần kinh Một thông tin hữu ích, có thể các bạn thực tập sinh không biết đó là. Các bác sĩ chỉ định cần sa y tế vì nó có thể giúp giảm đau, buồn nôn do hóa trị ở những người bị ung thư và sụt cân ở bệnh nhân HIV/AIDS Các nhà nghiên cứu thuộc Viện đại học Harvard (Mỹ) cũng đã nghiên cứu và phát hiện chất THC không chỉ có khả năng ức chế sự phát triển của khối u mà còn ngăn chặn di căn. Qua thử nghiệm, các nhà khoa học nhận thấy khi tiêm một liều chuẩn THC vào chuột được cấy tế bào ung thư phổi, sau 3 tuần điều trị, khối u đã giảm đi một nửa so với nhóm đối chứng. Ngoài công dụng trên, một số nghiên cứu cũng cho thấy cần sa có thể làm giảm cơn động kinh ở những người bị bệnh động kinh; giảm bớt nhiều triệu chứng xơ cứng như tê cứng cơ, co thắt, đau đớn và đi tiểu thường xuyên. Tuy nhiên, do lạm dụng cần sa có thể gây tác hại cho sức khỏe nên việc sử dụng cần sa trong y học thường không dùng nguyên cây mà dùng chiết xuất để loại bỏ các chất độc, đồng thời cần phải được tiến hành dưới sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa với liều lượng được quy định chặt chẽ. Tạp chí SPA trích lời bà Abe cho biết rằng bà Abe muốn làm sống lại truyền thống trồng cây gai dầu của Nhật Bản. Mặc dù hiện nay nó chưa được đưa vào áp dụng. Bà nói trên tạp chú SPA: "Tôi thậm chí đã cân nhắc về ý định nộp đơn xin giấy phép trồng cây gai dầu". Bài viết trên tạp chí SPA đăng hình ảnh đệ nhất phu nhân đi thăm một trang trại trồng gai dầu hợp pháp ở miền tây Nhật Bản hồi tháng 8, và tạo dáng giữa vườn cây. Bà Abe đã quảng cáo bài viết trên trang Facebook cá nhân hôm 12/12, khuyến khích những người hứng thú với chủ đề này tìm đọc.

3. Lời kết

Với những thông tin một phần nhỏ về nước Nhật , các bạn sẽ thấy người Nhật thật sự rất quan tâm đến y tế và sức khỏe con người. Không chỉ có thế, người Nhật còn rất quan tâm đến giáo dục con người. Sang Nhật, các bạn thực tập sinh sẽ được học hỏi nhiều hơn nữa về khoa học kỹ thuật và tính cách con người Nhật. Ở Nhật họ rất quan trọng học thức và trọng dụng nhân tài. Cảm ơn các bạn tu nghiệp sinh, du học sinh và bạn đọc đã đọc quan tâm đến bài viết. Chúng tôi sẽ luôn cập nhật bài viết mới nhất, tin tức xuất khẩu lao động mới nhất để gửi đến tất cả các bạn. Chúc các bạn học tập thật tốt trên đất Nhật Bản

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét